Phân biệt thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc? Tổ chức thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc? Nội dung của thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc?
Để một doanh nghiệp hoạt động trơn thì việc xây dựng được mối quan hệ hòa hảo, tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và những người lao động là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vì việc tạo dựng mối quan hệ bình đẳng, tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và những người lao động thì mới khiến cho những người lao động gắn bó với doanh nghiệp được lâu dài, từ đó sẽ tạo nên giá trị của kinh doanh cũng như doanh nghiệp. Muốn làm được như thế thì người sử dụng lao động và những người lao động phải tuân theo những gì đã thoả thuận thông qua cuộc thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc. Vậy thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc khác nhau như thế nào?
Căn cứ pháp luật:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Phân biệt thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc:
Tại Điều 65 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về thương lượng tập thể, cụ thể thương lượng tập thể chính là việc đàm phán, việc thỏa thuận giữa một bên chính là một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho những người lao động với một bên chính là một hoặc nhiều người sử dụng những người lao động hoặc là tổ chức đại diện của những người sử dụng lao động nhằm mục đích là xác lập lên các điều kiện lao động, các quy định về mối quan hệ giữa các bên với nhau và xây dựng lên một quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Đàm phán tại nơi làm việc hay còn được gọi là đối thoại tại nơi làm việc. Tại Điều 63 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc quy định cụ thể là đối thoại tại nơi làm việc chính là việc chia sẻ những thông tin, thực hiện tham khảo, thông qua thảo luận, thông qua trao đổi ý kiến giữa những người sử dụng lao động với những người lao động hoặc là tổ chức đại diện của những người lao động về các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích và các mối quan tâm của các bên ngay tại nơi làm việc nhằm mục đích để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác và cùng nhau nỗ lực hướng tới những giải pháp mà các bên cùng có lợi.
Qua hai quy định trên, ta có thể thấy rằng thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc (đối thoại tại nơi làm việc) có sự khác nhau thông qua về khái niệm, cụ thể như sau:
– Về khía cạnh chủ thể tiến hành:
+ Thương lượng tập thể: Tập thể người lao động (một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho những người lao động) với người sử dụng lao động (một hoặc nhiều người sử dụng những người lao động hoặc là tổ chức đại diện của những người sử dụng lao động)
+ Đối thoại tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động và những người lao động hoặc người sử dụng lao động và đại diện tập thể của người lao động
– Phạm vi:
+ Thương lượng tập thể: Có thể rộng hơn là tới phạm vi ngành
+ Đối thoại tại nơi làm việc: Ngay ở trong doanh nghiệp
– Mục đích:
+ Thương lượng tập thể: Nhằm mục đích là thảo luận, đàm phàn nhằm để xác lập những điều kiện lao động mới; giải quyết các vướng mắc, các khó khăn trong việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động nhằm để xây dựng quan hệ lao động ổn định, lâu dài và tiến bộ.
+ Đối thoại tại nơi làm việc: Chính là việc chia sẻ, trao đổi thông tin, thực hiện tham khảo, thảo luận nhằm để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác, cùng nhau lỗ lực hướng tới kết quả hai bên đều cùng có lợi.
2. Tổ chức thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc:
Đối với đối thoại tại nơi làm việc: đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức trong các trường hợp sau:
– Định kỳ ít nhất một năm một lần
– Khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên
– Khi có vụ việc sau:
+ Tham khảo ý kiến của người lao động về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc
+ Cho thôi việc với những người lao động khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế phải tiến hành trao đỏi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
+ Xây dựng phương án sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở
+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở
+ Thưởng thì người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở
+ Xây dựng nội quy lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở
+ Tạm đình chỉ công việc người lao động sau khi người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở nếu người lao động đó là thành viên
Ngoài những trường hợp trên thì người sử dụng lao động phải thực hiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thì nhà nước khuyến khích những người sử dụng lao động và những người lao động hoặc là tổ chức đại diện cho người lao động tiến hành đối thoại tại nơi làm việc.
Đối với thương lượng tập thể:
– Thương lượng tập thể sẽ được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác và thiện chí, bình đẳng, công khai, minh bạch.
– Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở hoàn toàn có quyền yêu cầu tổ chức thương lượng tập thể khi đã đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu tính trên tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ
– Trường hợp trong doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà đã đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu tính trên tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ thì tổ chức mà có quyền yêu cầu tổ chức thương lượng chính là tổ chức mà có số thành viên nhiều nhất làm việc trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở khác thì có thể tham gia vào cuộc thương lượng tập thể khi đã được tổ chức đại diện của người lao động mà có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
– Trường hợp doanh nghiệp mà có nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà trong đó không có tổ chức nào mà đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu tính trên tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ thì những tổ chức có quyền tự nguyện thực hiện kết hợp với nhau để đưa yêu cầu thương lượng tập thể nhưng phải tuân thủ tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt được tỷ lệ tối thiểu tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ.
3. Nội dung của thương lượng tập thể và đàm phán tại nơi làm việc:
Nội dung của thương lượng tập thể: Các bên trong thương lượng tiến hành lựa chọn một hoặc một số các nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
– Nội dung về tiền lương, trợ cấp, về nâng lương, thưởng, về bữa ăn và các chế độ khác;
– Nội dung về mức lao động và thời giờ làm việc, nội dung về thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ và nghỉ giữa ca;
– Bảo đảm được việc làm đối với người lao động;
– Bảo đảm được an toàn, vệ sinh lao động; bảo đảm thực hiện nội quy lao động;
– Điều kiện và phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện của người lao động; mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người lao động;
– Cơ chế và phương thức phòng ngừa, phương thức giải quyết tranh chấp lao động;
– Bảo đảm về bình đẳng giới, bảo vệ thai sản và nghỉ hằng năm; phòng, chống vấn đề bạo lực và quấy rối tình dục ngay tại nơi làm việc;
– Các nội dung khác mà một hoặc là các bên quan tâm.
Nội dung của đối thoại tại nơi làm việc:
– Nội dung đối thoại bắt buộc:
+ Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc
+ Cho thôi việc với những người lao động khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
+ Xây dựng phương án sử dụng lao động
+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
+ Thưởng
+ Xây dựng nội quy lao động
+ Tạm đình chỉ công việc người lao động khi người lao động là thành viên của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở
– Các bên lựa chọn một hoặc một số các nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
+ Tình hình về sản xuất, kinh doanh của những người sử dụng lao động;
+ Việc thực hiện về
+ Điều kiện làm việc;
+ Yêu cầu của những người lao động, của tổ chức đại diện của người lao động đối với những người sử dụng lao động;
+ Yêu cầu của những người sử dụng lao động đối với những người lao động, đối với tổ chức đại diện người lao động;
+ Những nội dung khác mà một hoặc là các bên quan tâm.