Phân biệt thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính. Tiền phạt vi phạm hành chính là khoản tiền bắt buộc đánh lên các đối tượng vi phạm các quy định theo luật định.
Hiện nay theo quy định của pháp luật nước ta thì thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính là hai trong những nguồn thu vào ngân sách nhà nước để nhằm đảm bảo nguồn ngân sách phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên giữa thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính có những điểm giống và khác nhau nhất định, cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tiền thuế và tiền phạt thuế
1.1. Khái niệm thuế
Thuế là một trong những khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn mà pháp luật quy định nhằm sử dụng cho các mục đích công cộng như xây dựng các cơ sở vật chất, quốc phòng, an ninh, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân.
Ngoài ra còn có khái niệm khác, theo đó thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối các sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại cho người dân.
1.2. Khái niệm tiền phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2
Theo đó, phạt tiền là một trong năm hình thức xử phạt được quy định và đây là hình thức xử phạt chính mà Nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Ví dụ: vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, gây rối trật tự công cộng hay xử phạt về bạo lực gia đình…
2. Điểm giống nhau giữa thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính
– Đều là một trong những nguồn thu vào ngân sách nhà nước, các đối tượng phải nộp thuế hoặc phải nộp tiền phạt vi phạm hành chính sẽ phải bỏ nguồn tiền của cá nhân để nộp vào ngân sách nhà nước.
– Về hình thức nộp: Cả nộp thuế và nộp phạt vi phạm hành chính thì người nộp đều có thể đến các địa điểm sau để nộp tiền:
+ Nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước;
+ Nộp tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ, tổ chức khác theo quy định của pháp luật nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu.
– Về mục đích sử dụng: Đều được dùng cho các hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
– Về tính bắt buộc: Đây đều là những khoản thu mang tính chất bắt buộc của Nhà nước áp dụng đối với người dân, nếu thuộc các đối tượng phải chịu thuế hoặc có những hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị phạt tiền thì các cá nhân, tổ chức đó bắt buộc phải đóng thuế hoặc nộp tiền phạt theo quy định nếu không pháp luật sẽ có chế tài để xử lý.
– Chứng từ thu thuế, tiền nộp phạt vi phạm hành chính đều là các hóa đơn, phiếu thu, phiếu nộp tiền theo quy định của pháp luật; giấy xác nhận nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước.
– Đều là khoản thu thể hiện quyền lực của Nhà nước. Nhà nước ban hành và hệ thống hóa các chính sách về thuế tại các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thu nộp thuế khi các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nộp thuế đều buộc phải tuân thủ. Tính quyền lực của nhà nước thể hiện trong việc thu thuế thể hiện qua việc Nhà nước ban hành các quy định về chế tài áp dụng đối với những trường hợp không tuân thủ các quy định về thu nộp thuế. Những quy định này không chỉ đảm bảo tính răn đe mà còn là biện pháp để luôn đảm bảo việc thu nộp thuế được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước.
3. Điểm khác nhau giữa thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính
Giữa thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính có những điểm tương đồng và cũng có những điểm khác biệt nhất định để phân biệt với nhau vì đây là hai khoản thu khác nhau của ngân sách nhà nước, dựa vào các tiêu chí nhất định ta có thể suy ra điểm khác biệt giữa hai khoản thu này bao gồm:
– Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng của thuế rộng hơn so với đối tượng áp dụng của các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính. Bởi vì đối tượng áp dụng của thuế bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân hay pháp nhân thuộc đối tượng chịu thuế. Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định rất nhiều các loại thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống của người dân cho nên hầu như tất cả các đối tượng, thành phần xã hội đều đang đóng thuế. Còn tiền nộp phạt do vi phạm hành chính là chế tài chỉ để áp dụng đối với những người, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính chứ không bao gồm các cá nhân, tổ chức khác.
– Tính hoàn trả:
Đặc điểm của thuế là có tính hoàn trả, nhưng không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người dân mà mang tính hoàn trả dựa trên các nhu cầu xã hội, cung cấp các dịch vụ công cộng. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.
Đặc điểm của các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính là không mang tính hoàn trả mà sẽ hoàn toàn thuộc về ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách tại địa phương theo tỷ lệ nhất định mà pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Tính chất thường xuyên:
Thuế mang tính thường xuyên, là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Hầu như hàng ngày người dân, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đều tham gia đóng thuế. Theo quy định có những khoản thuế đóng định kỳ theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Riêng đối với các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính thì không mang tính thường xuyên, vì đối tượng áo dụng của các khoản thu này là những người vi phạm hành chính.
– Vai trò, mục đích:
+ Đối với thuế được xác định là nguồn thu với mục đích, vai trò là mang tính điều tiết sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng và điều hòa các vấn đề trong xã hội, giúp cho xã hội phát triển. Vai trò là công cụ giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế được thực hiện thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng các đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, tiến hành xây dựng một cách chính xác các mức thuế phải nộp dựa trên khả năng của người nộp thuế, sử dụng linh họat các ưu đãi và miễn, giảm thuế.
Trên cơ sở đó, nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện.
+ Đối với khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính được xác định có mục đích, vai trò là mang tính chất răn đe các đối tượng có hành vi vi phạm để đảm bảo cho người dân sẽ không vi phạm thực hiện hành vi vi phạm hoặc người đã từng vi phạm hành chính sẽ không tiếp tục vi phạm, cũng như là tiền đề cho việc tuyên truyền kiến thức pháp luật trong cộng đồng.
– Hình thức nộp phạt:
+ Đối với thuế thì ngoài các hình thức nộp phạt giống với tiền nộp xử phạt vi phạm hành chính thì người nộp thuế còn có thể nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thu thuế.
+ Đối với việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính thì người vi phạm còn có thể nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (chỉ áp dụng khi việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc trường hợp không cần lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hành vi vi phạm hành chính được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại để nộp phạt sẽ gặp khó khăn, xử phạt vi phạm hành chính trên biển hoặc ngoài giờ hành chính quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hoặc nộp trực tiếp cho các cảng vụ hoặc đại diện của các cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện các chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người vi phạm là thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam) hoặc nộp phạt vi phạm hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích (thường áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ).
– Về chứng từ thu:
+ Đối với việc nộp phạt vi phạm hành chính thì chứng từ thu có thể là biên lai in sẵn mệnh giá để thực hiện việc thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ hoặc biên lai không in sẵn mệnh giá; giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
+ Đối với chứng từ nộp thuế thì không có giấy chứng nhận nộp tiền của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập –