Phân biệt biện pháp tạm giữ trong luật tố tụng hình sự với tạm giữ trong các lĩnh vực pháp luật khác (Hành chính, dân sự).
Mục lục bài viết
1. Phân biệt biện pháp tạm giữ trong luật tố tụng hình sự với tạm giữ trong luật thi hành tạm giữ tạm giam:
Đối với biện pháp tạm giữ trong luật TTHS, về cơ bản, cấu trúc của biện pháp tạm giữ trong luật này quy định về: căn cứ áp dụng; đối tượng áp dụng; thẩm quyền áp dụng; trình tự, thủ tục áp dụng và thời hạn áp dụng.Đối với luật TTHS, các quy định về biện pháp tạm giữ thể hiện các mối quan hệ pháp luật TTHS giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội. Nói cách khác, tạm giữ là biện pháp cưỡng chế mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với người có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. Đối với biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, biện pháp tạm giữ được nhắc đến trong xuyên suốt văn bản quy phạm pháp luật này. Tuy nhiên, về cơ bản, cấu trúc của biện pháp tạm giữ trong luật này quy định về: tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ và quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ.
Như vậy, biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thể hiện quan hệ pháp luật giữa cơ quan thi hành tạm giữ và người bị tạm giữ khi áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ. Có thể thấy rằng, tính “thi hành” là điểm khác biệt và chúng liên quan đến việc đang áp dụng biện pháp ngăn chặn trên.
Nhìn chung, sự khác biệt giữa hai chế định trên chính là sự khác biệt giữa hai mối quan hệ pháp luật mà chúng tạo ra. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Biện pháp tạm giữ trong TTHS được tiếp cận với các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền để áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ; biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữ tạm giữ tạm giam được tiếp cận với các quy định về quá trình thi hành tạm giữ. Cùng với đó, xuất phát từ sự khác biệt của chủ thể thì nội dung của hai chế định cũng khác nhau. Đối với biện pháp tạm giữ trong TTHS thì nội dung của mối quan hệ pháp luật này là quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người bị buộc tội. Đối với biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữ tạm giam thì là quyền và nghĩa vụ mang tính hành chính hành tạm giữ và người bị áp dụng các biện pháp tạm giữ.
Tóm lại, biện pháp tạm giữ của hai chế định trên có sự khác biệt rất rõ ràng với một bên là đại diện cho căn cứ, trình tự, thủ tục để bắt đầu việc thi hành biện pháp tạm giữ và một bên là quá trình thi hành biện pháp tạm giữ. Hai hoạt động trên mang tính chất khác biệt hoàn toàn. Mặc dù vậy, chúng không hề tách biệt hoàn toàn với nhau. Quy định về Biện pháp tạm giữ trong TTHS là các quy định để làm tiền đề cho quá trình tạm giữ và kiểm soát các căn cứ liên quan đến việc tạm giữ. Và sau khi đã đủ căn cứ để áp dụng các biện pháp tạm giữ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành việc giữ người và trực tiếp tước đi một phần quyền con người của đối tượng bị áp dụng. Đây rõ ràng là một hoạt động cưỡng chế đặc trưng của Nhà nước, do đó, trong quá trình giữ người, cần có những quy định có nội dung liên quan đến việc giữ người đúng thẩm quyền, đúng đối tượng. Khi đó, các quy định về Biện pháp tạm giữ trong Luật Thi hành án hình sự sẽ được áp dụng. Do vậy, các quy định này không tách biệt hoàn toàn, cũng không xung đột lẫn nhau mà mang tính bổ trợ cho nhau.
2. Phân biệt tạm giữ trong luật tố tụng hình sự và luật xử lý vi phạm hành chính :
Xét một cách tổng thể, tạm giữ giữa luật TTHS và
Về mặt cấu trúc chế định, tạm giữ giữa luật TTHS và luật Xử lý vi phạm hành chính đều được thiết kế thành các quy phạm quy định: căn cứ áp dụng; đối tượng áp dụng; thẩm quyền áp dụng; trình tự, thủ tục áp dụng và thời hạn áp dụng.
Tuy nhiên, với sự khác biệt từ nội tại của hai ngành luật thì những yếu tố đó cũng vì thế mà hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
Về căn cứ áp dụng, biện pháp tạm giữ đều mang tính chất ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, biện pháp tạm giữ trong luật TTHS là “để kịp thời ngăn chặn tội phạm và để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ (theo thủ tục tố tụng hình sự) nói riêng là để xác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người bị truy nã cho cơ quan đã ra lệnh truy nã”. Còn biện pháp tạm giữ trong luật Xử lý vi phạm hành chính là “ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để
Về đối tượng áp dụng, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ trong luật TTHS là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự (cụ thể ở đây là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, người phạm tội đầu thú, người bị bắt theo quyết định truy nã). Còn đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính (cụ thể ở đây là cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác; cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy).
Về thẩm quyền áp dụng, tạm giữ trong TTHS có phần hạn chế đối tượng có thẩm quyền áp dụng hơn so với tạm giữ trong luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo luật TTHS thì biện pháp tạm giữ chỉ được: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Trung đoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển áp dụng. Còn biện pháp tạm giữ theo luật Xử lý Vi phạm hành chính thì ngoài Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, người chỉ huy tàu bay, tàu biển, thì còn rất nhiều người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (điều 123).
Về trình tự, thủ tục áp dụng, cả tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi ra quyết định tạm giữ theo luật TTHS, người có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Viện kiểm sát có quyền xem xét và nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, thì huỷ bỏ quyết định tạm giữ và khi đó người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Còn quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Ngoài ra, người bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bị tạm giữ ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam. Còn người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không bị giữ ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam.
Về thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giữ trong luật TTHS là 03 ngày và có thể gia hạn 02 lần mỗi lần không quá 03 ngày. Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính là 12 giờ và có thể kéo dài đến 24 giờ; đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Thêm vào đó, việc gia hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Còn việc kéo dài thời tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Ngoài ra, Thời hạn tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự được trừ vào thời hạn tạm giam, cứ một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Nếu sau đó người đã bị tạm giữ bị kết án và phạt tù có thời hạn, thì thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù (Điều 33 Bộ luật Hình sự). Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không được trừ vào thời hạn tạm giam và do vậy cũng không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt.
Về bản chất, tinh “ngăn chặn” của hai biện pháp này đều được đảm bảo bởi các trình tự thủ tục đặc biệt được quy định riêng trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, điểm khác biệt mà chúng ta cần phải phân định rõ ràng nhất chính là sự khác biệt về đối tượng áp dụng. Tính “ngăn chặn” của Biện pháp tạm giữ là sự ngăn chặn đối với các hành vi phạm tội trong pháp luật hình sự – là những hành vi xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cá nhân tập thể. Tính “ngăn chặn” của Biện pháp tạm giữ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là sự ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính – tức là xâm hại đến các mối quan hệ liên quan đến hoạt động điều hành, tổ chức của nhà nước. Trên cơ sở đó, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội hình sự là nặng hơn so với hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Do vậy, tính “khẩn cấp” của Biện pháp tạm giữ trong luật TTHS luôn là nặng nề hơn. Do đó, những yếu tố khác cũng vì thế cũng trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều này là hoàn toàn phù hợp khi việc xây dựng và áp dụng pháp luật cần phải được phân hóa dựa trên hoàn cảnh và trường hợp trong đời sống thực tiễn.