Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe. Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe và tạm giữ bằng lái xe. Về thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe và mức xử phạt hành chính đi kèm.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là một trong những vấn đề được Nhà nước chú trọng, bởi lẽ việc xử lý nghiêm ngặt các hành vi vi phạm giao thông góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông xảy ra. Để giúp cho quá trình xử lý vi phạm hành chính hiệu quả, pháp luật quy định về các biện pháp ngăn chặn hoặc các hình thức xử phạt bổ sung đảm bảo cho người có thẩm quyền có thể xử phạt các hành vi vi phạm.
Trong lĩnh vực giao thông việc cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp ngăn chặn tùy vào mức độ hành vi vi phạm, thường xuyên áp dụng nhất là hình thức xử phạt bổ sung”tước giấy phép lái xe” và biện pháp ngăn chặn ” tạm giữ giấy phép lái xe”. Hiện nay rất nhiều người có sự nhầm lẫn với hai hình thức này dẫn tới việc không biết xử lý thế nào khi bị người có thẩm quyền tước giấy phép lái xa hay tạm giữ giấy phép lái xe. Sau đây Luật Dương Gia xin trình bày để phân biệt giữa Tạm giữ giấy phép lái xe và Tước giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật hiện hành
Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe và tạm giữ bằng lái xe
1. Khái niệm giấy phép lái xe là gì?
Hình thức xử phạt bổ sung: Căn cứ theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định 05 hình thức xử phạt áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính gồm: (i) Cảnh cáo, (ii) Phạt tiền; (iii) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; (iv) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; (v) Trục xuất. Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền là 02 hình thức xử phạt chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đối với 03 hình thức xử phạt còn lại là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Việc quy định đa dạng các hình thức xử phạt nhằm nâng cao sự chủ động của người có thẩm quyền xử phạt và bảo đảm hình thức xử phạt được áp dụng thống nhất, công bằng và phù hợp với tính chất, mức độ của mỗi hành vi vi phạm.
Biện pháp ngăn chặn: Biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm hành chính là tại Điều 119
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây: Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
2. Sự khác nhau giữa tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe
Căn cứ theo pháp luật hiện hành thì tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và Tạm giữ giấy phép lái xe có những điểm khác biệt như sau:
2.1. Về bản chất
Đối với hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bản chất là hình thức xử phạt bổ sung, chỉ được áp dụng kèo theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc hình thức xử phạt tiền. Còn về bản chất của tạm giữ giấy tờ xe là biện pháp ngăn chặn để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông của người vi phạm.
2.2. Về các trường hợp áp dụng
Đối với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, là hình thức răn đe những chủ thể có hành vi vi phạm.Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:Giấy phép lái xe; Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện;Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.Đối với thời gian tạm giữ giấy phép lái xe từ lúc lập biên bản về hành vi vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
2.3. Về thời hạn
Đối với trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì thời hạn tước là từ 01 tháng đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép. Đối với trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe thì thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.Lưu ý: Thời hạn tạm giữ giấy phép có thể vượt quá thời hạn ra
2.4. Về hậu quả pháp lý
Khi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và tạm giữ giấy phép lái xe. Đối với trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được tiến hành điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe vẫn cố tình điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông. Đối với trường hợp bị tạm giữ giấy phép lái xe thì trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ
Như vậy, căn cứ theo những tiêu chí được trình bày trên thì chúng ta có thể đưa ra kết luận về điểm khác biệt cơ bản như sau:
– Nếu bị “tước giấy phép lái xe” thì người bị tước giấy phép lái xe không được điều khiển xe:
Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe thì coi như bạn không có bằng lái xe. Do đó bạn không được quyền lái xe. Nếu vẫn cố ý lái xe trong thời gian bị tước bằng và bị cảnh sát giao thông kiểm tra, thì sẽ bị phạt lỗi “Không có giấy phép lái xe”
– Nếu bị “tạm giữ giấy phép lái xe” thì người bị tạm giữ giấy phép lái xe trong thời hạn hạn ghi trong biên bản xử phạt:
Ở đây bản chất là tạm giữ chứ không phải tước quyền, do đó trong thời hạn bị tạm giữ trên biên bản, người điều khiển vẫn có quyền điều khiển xe bình thường. Nếu trường hợp sau khi bị tạm giữ mà lại bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ thì có thể trình biên bản tạm giữ giấy phép ra là vẫn coi như có bằng lái và được xem là bạn không vi phạm.
Như vậy, biên bản tạm giữ giấy phép sẽ giúp thay bằng lái đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ (để không bị lỗi “không có giấy phép lái xe”). Bởi vậy, bạn nên luôn giữ biên bản tạm giữ trong người để chứng minh giấy tờ còn thiếu của mình đang bị tạm giữ.
Ngoài ra, nếu sau thời hạn trên biên bản tạm giữ mà bạn chưa nộp phạt để lấy bằng về, lúc đó nếu bị cảnh sát giao thông thổi phạt kiểm tra giấy tờ thì lúc đó người điều khiển sẽ bị phạt lỗi “Không có giấy phép lái xe” (vì biên bản chỉ thay bằng lái trong thời hạn tạm giữ mà thôi).
Nếu trong trường hợp không có giấy phép lái xe mà người điều khiển phương tiện vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô:
Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô không có GPLX thì sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên mà không có GPLX phù hợp sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 3 – 4 triệu đồng.
Đối với xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:
Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe ô tô không có giấy phép lái xe ô tô phù hợp với phương tiện đang điều khiển thì căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 4 – 6 triệu đồng.
Ngoài việc xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông, không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58
Đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân bị phạt tiền từ 800.000 – 2 triệu đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt với mức từ 1,6 – 4 triệu đồng.
Đối với phương tiện là xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, chủ phương tiện nếu là cá nhân sẽ bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng.