Xử phạt vi phạm hành chính diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội, việc bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần dẫn đến việc khiến cho nhiều người khá băn khoăn và thắc mắc. Dưới đây là bảng phân biệt tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần theo quy định của pháp luật có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần:
Vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm đều là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính, tuy nhiên vi phạm hành chính nhiều lần và tái tạo là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn giữa hai chế định này. Tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần có một số điểm khác biệt như sau:
Nội dung | Vi phạm hành chính nhiều lần | Tái phạm |
Cơ sở pháp lý | Vi phạm hành chính nhiều lần được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022. | Tái phạm được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022. |
Định nghĩa | Vi phạm hành chính nhiều lần là khái niệm để chỉ việc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này tuy nhiên chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022. | Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên tổ chức và cá nhân đó lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới và bị xử phạt; hoặc cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tuy nhiên chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng cá nhân đó lại tiếp tục hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó. |
Bản chất | Bản chất của hành vi vi phạm hành chính nhiều lần là việc một tổ chức, cá nhân đã vi phạm cùng một hành vi đó nhiều lần tuy nhiên trước đó chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt về hành vi đã vi phạm. | Bản chất của tái phạm là hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật tuy nhiên lại tiếp tục vi phạm hành vi đó. |
Cách thức xử phạt | Người vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt đối với từng hành vi nhất định, ngoại trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được quy định là tình tiết tăng nặng. | Người có hành vi tái phạm sẽ được xem là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật, không bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. |
Theo đó thì có thể nói, tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Tội phạm khác với vi phạm hành chính nhiều lần ở chỗ, tại thời điểm xem xét xử phạt vi phạm hành chính thì trước đó hành vi này đã bị xử phạt hay chưa, vi phạm hành chính nhiều lần làm việc một chủ thể đã vi phạm cùng một hành vi nhiều lần tuy nhiên trước đó chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. Còn tái phạm trong vi phạm hành chính là hành vi đã bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên lại tiếp tục vi phạm hành vi đó. Đồng thời, vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, còn tái phạm thì không. Vì vậy, cần phải phân biệt rõ giữa tội phạm và vi phạm hành chính nhiều lần để có thể áp dụng quy định và thực hiện pháp luật một cách đúng đắn.
2. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 01 năm ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, trong lĩnh vực hóa đơn, phí và lệ phí, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, lĩnh vực quản lý giá, lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực xây dựng, lâm nghiệp, thủy sản, quyền sở hữu trí tuệ, điều tra và thăm dò khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước, hoạt động dầu khí và hoạt động khai thác khoáng sản, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quản lý và phát triển nhà ở và đất đai, đê điều, báo chí, sản xuất và xuất bản, xuất nhập khẩu kinh doanh các loại hàng hóa, sản xuất buôn bán hàng cấm hoặc hàng giả, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được xác định là 02 năm;
– Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bên cạnh đó, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được quy định như sau:
– Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trên thực tế thì thời hiệu sẽ được tính bắt đầu kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu sẽ được tính kể từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính đó.
Trong thời hạn xử lý vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có hành vi trốn tránh, thực hiện các hành vi cản trở quá trình xử phạt vi phạm hành chính của các lực lượng chức năng thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh hoặc hành vi cản trở quá trình xử phạt đó.
3. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính bao gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ. Theo đó, những tính chất sau đây sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính:
– Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, người vi phạm hành chính có hành vi làm giảm bớt hậu quả của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, tự nguyện bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Người vi phạm hành chính đã có hành vi tự nguyện khai báo, tự nguyện thành thật hối lỗi, có hành vi tích cực giúp đỡ cho các lực lượng chức năng và giúp đỡ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình phát hiện hành vi vi phạm hành chính và xử lý hành vi vi phạm hành chính;
– Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra, vi phạm hành chính do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vi phạm hành chính do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
– Vi phạm hành chính do bị ép buộc bởi chủ thể khác hoặc vi phạm hành chính do bị lệ thuộc về mặt vật chất, hoặc vi phạm hành chính do bị lệ thuộc về tinh thần;
– Người vi phạm hành chính được xác định là phụ nữ có thai, người vi phạm hành chính là những người già yếu, người vi phạm hành chính là người có bệnh hoặc là những người khuyết tật theo quy định của pháp luật về khuyết tật dẫn tới hiện tượng làm hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Vi phạm hành chính xuất phát vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó không phải do lỗi của người vi phạm hành chính gây ra;
– Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
– Những tình tiết giảm nhẹ khác do cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ quy định cụ thể.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: