Hoạt động thanh tra và kiểm toán là hai hoạt động thường xuyên gặp trong hoạt động quản lý nhà nước. Thông thường trên thực tế khá nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai hoạt động này vì bản chất gần như là giống nhau và mục đích có phần tương đồng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ làm rõ và phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán:
Mục lục bài viết
1. Phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán:
Tiêu chí | Hoạt động kiểm toán | Hoạt động thanh tra |
Khái niệm | Kiểm toán độc lập được hiểu là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. | Thanh tra được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
|
Phân loại | Kiểm toán gồm có: – Kiểm toán nội bộ: được hiểu là hoạt động kiểm toán được tổ chức bên trong mỗi đơn vị, thực hiện kiểm tra và đưa ra ý kiến về các đối tượng được kiểm toán với mục đích để giúp đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. – Kiểm toán nhà nước: được hiểu là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước, nhằm mục đích kiểm toán tình hình tuân thủ của doanh nghiệp. Theo đó, cơ quan có chức năng kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các sổ sách, chứng từ và số liệu kế toán của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội đang sử dụng ngân sách nhà nước. Và cơ quan kiểm toán Nhà nước Việt Nam chính là cơ quan do Quốc hội thành lập | Hoạt động thanh tra bao gồm: – Thanh tra hành chính: là hoạt động thanh tra thực hiện các chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. – Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực. |
Bản chất | Kiểm toán là hoạt động chỉ khi do tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức kiểm toán nhà nước thực hiện mới mang tính chất bắt buộc đối với đơn vị được kiểm toán | Thanh tra là hoạt động căn cứ trên quy định của pháp luật cũng như các quy chế của cấp có thẩm quyền. |
Chủ thể thực hiện | Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm toán là kiểm toán viên, cụ thể là: – Kiểm toán viên độc lập, – Kiểm toán viên nhà nước. – Kiểm toán viên nội bộ | Chủ thể thực hiện thanh tra là Đoàn thanh tra, thanh tra viên và người được giao để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện. Cơ quan thanh tra được phân chia thành: – Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính. – Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực. – Cơ quan thanh tra ở cơ quan Chính phủ. – Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ. – Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. |
Mục đích | Mục đích của kiểm toán được thể hiện như sau: – Kiểm toán nội bộ: cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp. – Kiểm toán nhà nước: phục vụ việc quản lý vĩ mô nhà nước, nhằm mục đích để đảm bảo cơ quan thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định, chủ trương của Nhà nước và pháp luật. – Kiểm toán độc lập: mục đích cơ bản là bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan và sử dụng các thông tin của đơn vị được kiểm toán như nhà đầu tư, Chính phủ, ngân hàng,… | Mục đích cơ bản của thành tra là để phát hiện những sai sót, những lỗ hổng trong cơ chế quản lý, trong chính sách, pháp luật. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền nhằm phòng ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm. Việc này đã góp phần giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước được nâng cao và bảo vệ tốt lợi ích của Nhà nước. |
2. Quy định chung về hoạt động kiểm toán:
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 13 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật kiểm toán độc lập năm 2015 quy định kiểm toán độc lập được hiểu là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Trong đó:
– Kiểm toán viên là người có đủ năng lực được cấp chứng chỉ kiểm toán viên trên cơ sở quy định của pháp luật về kiểm toán; hoặc là người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
– Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của luật kiểm toán và pháp luật có liên quan.
– Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Báo cáo kiểm toán thì có những loại sau:
– Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:
Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải tuân thủ theo quy định của Luật kiểm toán và đảm bảo có các nội dung sau:
– Đối tượng của cuộc kiểm toán.
– Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán.
– Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán.
– Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
– Các ý kiến khác về báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Đối với báo cáo kiểm toán phải đảm bảo có đầy đủ chữ ký của những đối tượng sau: kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
– Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác:
Lập báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác phải được lập trên cơ sở quy định tương tự của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
3. Quy định chung về hoạt động thanh tra:
Thanh tra được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, hoạt động thanh tra được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
– Phải tiến hành tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
– Tuyệt đối trong quá trình thực hiện không được làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
– Quá trình thực hiện không được trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra bao gồm:
– Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm:
+ Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh).
+ Thanh tra Chính phủ.
+ Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
+ Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
– Cơ quan thanh tra trên cơ sở ngành, lĩnh vực:
+ Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ.
+ Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương.
+ Thanh tra sở.
– Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 29/VBHN-VPQH Luật kiểm toán nhà nước.
Luật thanh tra năm 2022.
THAM KHẢO THÊM: