Phân biệt quyết định hành chính và nguồn của luật hành chính. Đặc điểm của quyết định hành chính. Thế nào được coi là quyết định hành chính Nhà nước.
Hằng ngày các cơ quan hành chính của Nhà nước ban hành rất nhiều văn bản để điều chỉnh các đối tượng do mình quản lý trong tất cả các lĩnh vực quản lý. Trong đó việc ban hành các quyết định hành chính là văn bản dưới luật do các chủ thể ban hành để thực hiện nhiệm vụ chức năng trong lĩnh vực do mình quản lý. Vậy quyết định hành chính là gì? ai là người có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính này? nguồn của luật hành chính như thế nào? Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này dựa trên các quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm Quyết định hành chính
Có thể hiểu quyết định hành chính là một trong những văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước từ địa phương đến trung ương, được thể hiện quyền lực chính trị một cách tập trung.Trong các quy định của pháp luật hiện hành thì quyết định hành chính nhà nước đượcxác định như một hình thức biểu hiện kết quả của hành vi sử dụng quyền lực nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền trong những trường hợp cụ thể, trong một lĩnh vực cụ thể
+ Quyết định hành chính mang tính chất pháp lý
– Đặc điểm riêng:
+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo quy định của pháp luật và có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật.
+ Quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức được Nhà nước trao quyền, cá nhân tổ chức được ủy quyền. Các chủ thể này, tham gia quản lý hành chính thì đều có quyền ra các quyết định hành chính phù hợp với thẩm quyền của mình
+ Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú tùy từng linh vực khác nhau sẽ ban hành những quyết định hành chính khác nhau.
+ Ngoài ra, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…
2. Nguồn của luật hành chính
+ Hiến pháp là đạo luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan cao nhất là Quốc hội ban hành theo quy định của pháp luật
+ Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội là một trong những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có hiệu lực pháp lý cao nhất chỉ dưới hiến pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
Theo quy định của pháp luật hiện hành nguồn luật hành chính cũng bao gồm các Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chủ tịch nước do hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội quy định.
+ Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ra để thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước và nó cũng là một trong những nguồn của luật hành chính trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Các nguồn của luật hành chính cũng bao gồm các Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách m nghiệp, ngư nghiệp,, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, văn hóa, xã hội , thể dục, thể thao, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội thực hiện các chính sách dân tộc và tôn giáo, thi hành pháp luật và chỉ đạo cấp dưới thuộc sự quản lý của mình.
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, đất đai, ngư nghiệp, văn hóa thông tin, , thể dục thể thao, khoa học và công nghiệp, tài nguyên môi trường, quốc phòng an ninh, thi hành pháp luật, chính quyền địa phương và quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Một nguồn luật của hành chính nữa là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
+ Một trong những nguồn luật nữa của luật hành chính cũng bao gồm cac Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) do cơ quan quyền lực cao nhất ở Uỷ ban nhân dân xã ban hành cũng là một nguồn của luật hành chính.
+ Các Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân để điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể nào đó thì nó cũng là một trong những nguồn của luật hành chính theo quy định của pháp luật để ban hành thực hiện các chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, văn hóa, xã hội , thể dục, thể thao, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội thực hiện các chính sách dân tộc và tôn giáo, thi hành pháp luật trên địa bàn xã.
3. Phân biệt quyết định hành chính và nguồn của luật hành chính
Tóm tắt câu hỏi
Nhờ luật sư tư vấn giúp mình câu hỏi: Phân biệt quyết định hành chính với văn bản là nguồn của luật hành chính. Vì sao quyết định của chủ tịch UBND xã không phải là nguồn của luật hành chính?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Từ điển Luật Học
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất về quyết định hành chính:
Theo Từ điển Luật Học:
“Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định. Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm quyết định hành chính còn mang đặc điểm chung của một quyết định pháp luật
– Đặc điểm chung:
+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước
+ Quyết định hành chính mang tính chất pháp lý
– Đặc điểm riêng:
+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật
+ Quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành
+ Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú
+ Ngoài ra, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…
Thứ hai, về nguồn của luật hành chính:
Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa các quy phạm pháp luật hành chính. Một văn bản được coi là nguồn của luật hành chính nếu văn bản đó thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu sau:
– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật.
– Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luật định. Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.
>>>
Như vậy nguồn của luật hành chính là cơ sở để ban hành ra quyết định hành chính. Quyết định của ủy ban nhân dân xã đay là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của cá nhân được nhà nước trao quyền để thi hành theo quy định của pháp luật đã được ban hành. Cụ thể là ủy ban nhân dân xã sẽ căn cú vào nguồn của luật hành chính để ban hành ra quyết định hành chính. Đây là văn bản dưới luật nên sẽ đương nhiên có giá trị thấp hơn các văn bản pháp luật là nguồn của luật hành chính.