Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng trong đầu tư chứng khoán. Quỹ mở và quỹ đóng đều là hai hình thức đầu tư chứng khoán. Vậy sự khác biệt giữa quỹ mở và quỹ đóng trong đầu tư chứng khoán là gì?
Ngày nay, quỹ đầu tư thường được xây dựng nhằm mục đích tăng thêm tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư và đồng thời giúp nhanh chóng mang lại các lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quỹ mở và quỹ đóng còn được biết đến là hai loại quỹ đầu tư phổ biến nhiều và thông dụng nhất. Quỹ mở là loại quỹ có những lợi thế nhất định có thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn và lâu bền cho các nhà đầu tư thì ngược lại quỹ đóng là loại quỹ có những hạn chế mà các nhà đầu tư khó có thể khắc phục được.
Chính vì vậy, việc khắc phục các hạn chế chính của hai loại quỹ mở, quỹ đóng này đã trở thành hình thái tốt nhất cho các quỹ trong giai đoạn hiện nay. Rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về sự tăng trưởng, phát triển của loại quỹ mở, song bên canh đó cũng thể hiện nhấn mạnh sự thiếu thực tế cũng như rất khó khăn khi đầu tư quỹ đóng. Mặc dù vậy, quỹ đóng mang tính chất dài hạn hơn nhờ sự ổn định tốt của nguồn vốn.
1. Quy định pháp luật quỹ mở và quỹ đóng trong đầu tư chứng khoán
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán thường được thể hiện dưới các hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại như sau gồm:
-) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
-) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
-)
-) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm:
– Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm hai loại là quỹ đại chúng và quỹ thành viên.
– Quỹ đại chúng bao gồm có hai loại là quỹ mở và quỹ đóng. Quy định về việc thành lập và chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng của quỹ đại chúng là do công ty quản lý quỹ tổ chức, thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật chứng khoán do Văn phòng Quốc hội ban hành và phải đồng thời tiến hành làm thủ tục đăng ký với cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo đúng quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định vận động vốn, quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hai dạng cụ thể là: quỹ mở và quỹ đóng. Căn cứ theo khoản 30 Điều 6 và khoản 31 Điều 6 Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật chứng khoán do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về khái niệm quỹ mở và quỹ đóng như sau:
“30. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
31. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư”.
Thứ nhất, theo quy định được nêu ở khái niệm trên quỹ mở là quỹ được thành lập với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua, bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV). Giao dịch này được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ hoặc tại các đại lý chỉ định. Quỹ mở là một loại quỹ đầu tư tập thể cho phép nhà phát hành được phát hành thêm và mua lại cổ phiếu đã phát hành vào bất cứ lúc nào. Quỹ đầu tư mở được thành lập với mục đích để đầu tư chứng khoán.
Các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của những quỹ mở y trực tiếp từ công ty quản lý quỹ hoặc thông qua một bên thứ ba. Quỹ mở được đầu tư góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư và quản lý bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp. Quỹ mở không bị hạn chế về số lượng người tham gia đầu tư quỹ và không bị hạn chế về thời hạn của quỹ. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ vào bất kỳ ngày giao dịch nào với giá trị bằng giá cổ phiếu quỹ hay giá trị tài sản thuần. Việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát thay mặt quỹ mở mua lại chứng chỉ quỹ mở từ nhà đầu tư và bán lại hoặc phát hành thêm chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ không cần có quyết định của Đại hội nhà đầu tư.
Tần suất và thời gian cụ thể mua lại chứng chỉ quỹ mở được quy định cụ thể trong Điều lệ quỹ. Công ty quản lý quỹ không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện sau: Một là: Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng. Hai là: Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ. Ba là: Các sự kiện khác do Điều lệ quỹ quy định. Công ty quản lý quỹ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 3 Điều 93 Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi các sự kiện này chấm dứt. Theo quy định thì cơ quan quy định cụ thể việc phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ mở trực tiếp là Bộ Tài chính.
Thứ hai, quỹ đóng là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Quỹ đóng là một dạng quỹ đầu tư khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay tại Việt Nam, quỹ đóng đã xuất hiện và được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam biết đến. Quỹ đóng là hình thức quỹ chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ.
Nói theo cách dễ hiểu nhất thì quỹ đóng là quỹ đầu tư đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng sẽ không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyển nhượng. Bộ tài chính hồ sơ, thủ tục đề nghị tăng vốn của quỹ đóng. Việc tăng vốn của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây: Một là: Điều lệ quỹ có quy định việc tăng vốn của quỹ. Hai là: Lợi nhuận của quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương. Ba là: Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng vốn. Bốn là: Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng phải được đại hội nhà đầu tư thông qua.
2. Phân biệt giữa quỹ mở và quỹ đóng trong đầu tư chứng khoán
Quỹ đóng có rất nhiều đặc điểm giới hạn như về tính thanh khoản quy mô và thời gian. Bên cạnh đó, quỹ đóng lại có thể mang tính chất đầu tư dài hạn hơn nhờ vào tính ổn định tại nguồn vốn. Quỹ đóng không có nghĩa vụ là mua lại chứng chỉ quỹ của người tham gia, để tập trung hết mức nguồn vốn đã huy động được để đầu tư vào nhiều danh mục có tính chất dài hạn hơn. Quỹ mở lại đem đến nhiều đặc tính thu hút hơn nhờ vào tính thanh khoản rất cao, cực kỳ dễ dàng chuyển đổi qua tiền mặt khi có nhu cầu. Ưu thế này của quỹ mở so với quỹ đóng trong trường hợp quỹ hoạt động kém hiệu quả, những người tham gia đều có thể ngừng việc thực hiện đầu tư vào quỹ tại bất kỳ thời điểm nào mình mong muốn để tránh được các rủi ro đáng tiếc. Theo quy định của pháp luật thì quỹ mở và quỹ đóng đều là hai hình thức đầu tư chứng khoán, tuy nhiên hai loại quỹ này có một số đặc điểm khác biệt nhau như sau:
– Thứ nhất, về tính thanh khoản:
+ Quỹ mở tạo tính thanh khoản cao cho các nhà đầu tư và trở thành một trong những kênh đầu tư hữu hiệu trên thị trường.
+ Nhằm tạo tính thanh khoản cho nhà đầu tư, các quỹ đóng có thể niêm yết chứng chỉ quỹ trên một thị trường chứng khoán và các chứng chỉ quỹ sẽ được giao dịch như một cổ phiếu của một công ty niêm yết.
– Thứ hai, về việc nắm giữ tiền:
+ Quỹ mở luôn phải sẵn sàng một lượng tiền mặt nhất định để mua lại chứng chỉ quỹ và quản trị thanh khoản một cách thận trọng.
+ Với quỹ đóng, tính ổn định về vốn giúp công ty quản lý quỹ không bị áp lực về tính thanh khoản nên có thể đầu tư vào các tài sản mang tính chiến lược dài hạn.
– Thứ ba, về việc mua bán và phân phối chứng chỉ quỹ:
+ Quỹ mở: việc mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp từ quỹ với phí giao dịch. Chứng chỉ quỹ được phân phối liên tục tại các Đại lý Phân phối như các: Công ty Chứng khoán, ngân hàng, công ty quản lý quỹ.
+ Quỹ đóng: việc mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện từ nhà môi giới với phí môi giới giao dịch. Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ thực hiện trong thời gian huy động lần đầu, hoặc khi tăng vốn điều lệ Quỹ thông qua công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ.
Luật sư
– Thứ tư, về việc thay đổi quy mô quỹ:
+ Quỹ mở: quy mô vốn có thể có thay đổi đáng kể, không giới hạn, phụ thuộc vào số lượng mua bán của nhà đầu tư.
+ Quỹ đóng: quy mô vốn khá ổn định cho tới khi đáo hạn. Có giới hạn, huy động vốn một lần duy nhất từ đóng góp của nhà đầu tư có thể có trường hợp tăng vốn trong thời gian hoạt động theo điều lệ quỹ.
– Thứ năm, biến động giá so với NAV:
+ Quỹ mở: tương đối thấp.
+ Quỹ đóng: giá giao dịch biến động hơn so với NAV – Giá trị tài sản ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ cũng như là căn cứ để nhà đầu tư xác định giá chấp nhận được của chứng chỉ quỹ giao dịch trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ.
– Thứ sáu, thời gian hoạt động:
+ Qũy mở: Không thời hạn.
+ Qũy đóng: Có thời hạn.