Phân biệt phạt vi phạm trong Luật thương mại 2005 với phạt vi phạm trong "Bộ luật dân sự 2015".
Phân biệt phạt vi phạm trong Luật thương mại 2005 với phạt vi phạm trong “Bộ luật dân sự 2015”
Thứ nhất: Mục đích của biện pháp phạt vi phạm
Đối với Bộ luật Dân sự, phạt vi phạm được đề cập chủ yếu với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Trong khi đó, đối với Luật nó được coi là một trong những biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng. Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Do đó mà chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng là có thể bị phạt vi phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuân, dù hành vi vi phạm đã gây hậu quả hay chưa.
Thứ hai: Về mức phạt vi phạm
BLDS: Theo Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 tại Điều 422, mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự thỏa thuận. Tự thỏa thuận ở đây có nghĩa là các bên được phép tự do ấn định mức phạt mà không bị khống chế bởi những quy định của pháp luật, thể hiện rõ nguyên tắc tự do thỏa thuận được ghi nhận trong pháp luật dân sự
Luật Thương mại: Trong khi đó, Luật Thương mại lại quy định về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Thứ ba: Quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH
Quy định trong BLDS: không có một điều luật độc lập quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH mà chỉ được đề cập một phần nhỏ trong Điều 422 “Bộ luật dân sự 2015” “Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm” ( khoản 3 Điều 422)
Trong khi Luật Thương mại 2005 có quy định riêng về mối quan hệ này tại Điều 307 “ Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”
Khi hợp đồng được giao kết hợp pháp thì phải được thực hiện. Điều đó đã được ghi nhận tại nguyên tắc cơ bản đầu tiên của “Bộ luật dân sự 2015” (BLDS). Thế nhưng, trên thực tế nhiều hợp đồng không được thực hiện đúng như cam kết và vấn đề xử lý vi phạm đã được đặt ra. Điều đáng nói là ở chỗ, còn tồn tại nhiều điểm không thống nhất về xử phạt vi phạm, trong đó có biện pháp phạt vi phạm hợp đồng giữa BLDS và Luật Thương mại.
- Sự khác nhau về mục đích của hình thức phạt vi phạm:
Đối với quy định của BLDS phạt vi phạm được coi tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đặc trưng của BLDS tôn trọng sự thỏa thuận nên chưa quy định như là một biện pháp chế tài như Luật Thương mại hay quy định đó là một loại TNDS vì thế cho nên cần xếp phạt vi phạm vào là một trong các loại TNDS.
Trong khi đó, đối với Luật Thương mại phạt vi phạm được coi là chế tài được áp dụng nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng và mục đích trừng phạt. Điều này hoàn toàn hợp lý vì không chỉ giáo dục sự tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm mà còn là sự trừng phạt đối với những hành vi vi phạm hợp đồng dù hành vi đó đã gây hậu quả hay chưa.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
- Tiếp đến là sự quy định khác nhau về mức phạt vi phạm.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 422 về mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận. Điều này có thể được hiểu là các bên có quyền tự ý lựa chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị khống chế bởi quy định của pháp luật. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận theo quy định của luật dân sự. Tuy nhiên, đó chỉ là những quan hệ mang tính chất dân sự theo nghĩa hẹp. Còn đối với những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, mà cụ thể là các quan hệ được Luật Thương mại 2005 điều chỉnh thì mức phạt vi phạm bị hạn chế ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm ( Theo quy định tại Điều 301). Ở đây có sự khác biệt giữa hai văn bản khi cùng điều chỉnh một vấn đề.Chính vì vậy cần phải phân biệt được những quan hệ nào được Bộ Luật Dân sự điều chỉnh, những quan hệ nào được Luật Thương mại điều chỉnh để có thể áp dụng một cách chính xác. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì “ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Những quan hệ này khi có tranh chấp xảy ra và có điều khoản về phạt vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt vi phạm tối đa là 8%. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu quy định này của pháp luật có hợp lý hay không và có làm hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên hay không? Theo TS. Vũ Đặng Hải Yến nhận định rằng: Luật Thương mại 2005 chưa quy định rõ giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là như thế nào sẽ dễ dẫn tới các cách hiểu và cách tính khác nhau, gây ra những mâu thuẫn không đáng có trong quá trình xử lý vi phạm hợp đồng. Do vậy, cần gỡ bỏ hoàn toàn các quy định liên quan đến mức phạt vi phạm tối đa, tuy nhiên cũng cần cẩn trọng để bảo đảm không tạo điều kiện cho hành vi lạm dụng, đặc biệt là trong mối quan hệ với người tiêu dùng . Quan điểm trên là hợp lý, xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, các bên hoàn toàn chịu trách nhiệm khi thỏa thuận chọn mức phạt;
Thứ hai, không nên giới hạn mức phạt, nhằm mục đích răn đe buộc các bên thực hiện đúng hợp đồng. Việc giới hạn mức phạt sẽ phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn mức phạt;
Thứ ba, chế tài bồi thường thiệt hại rất ít khi được
- Cuối cùng, quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH.
Nên có sự quy định rõ ràng tại 1 điều như Luật Thương mại năm 2005 để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng về phạt vi phạm và BTTH.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
– Chế tài phạt vi phạm hợp đồng đặt cọc theo pháp luật hiện hành
– Chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại