Phân biệt nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể dựa trên những tiêu chí nào? Có bắt buộc phải có Nội quy lao động? Có bắt buộc phải có thoả ước lao động? Quy định về thỏa ước lao động tập thể? Phân biệt với nội quy lao động?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về thỏa ước lao động tập thể theo quy định pháp luật
Tại Điều 75
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể được hiểu là những vấn đề được xác lập bằng văn bản, thông qua quá trình thương lượng giữa hai bên chủ thể là tập thể lao động và người sử dụng lao động. Việc thương lượng này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì ổn định quan hệ lao động, bởi nó không chỉ đảm bảo quyền lợi các bên khi tham gia vào quan hệ lao động mà còn giúp các bên đưa ra được những phương án giải quyết khi có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình làm việc.
2. Đặc điểm của thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể có hai đặc tính cơ bản như sau:
+ Thỏa ước lao động tập thể mang tính hợp đồng
Vì sao nói thảo ước lao động tập thể mang tính hợp đồng vì thỏa ước lao động tập thể được hình thành dựa trên cơ sở của sự thương lượng và có sự thỏa thuận giữa hai chủ thể là người lao động được đại diện bởi tập thể lao động với người sử dụng lao động.Chính vì có sự thỏa thuận này nên thỏa ước lao động tập thể mang tính chất hợp đồng và được thực hiện dựa trên yếu tố tinh thần tự nguyện và nhất trí bình đằng giữa hai bên. Tuân thủ theo nguyên tắc công khai và minh bạch
Thỏa ước lao động tập thể được kí kết sau khi các bên đã tiến hành thỏa thuận và đạt được kết quả thông qua quá trình làm việc và thương lượng về các vấn đề liên quan đối với nội dung lao động. Bên cạnh đó còn tiến hành thỏa thuận các nội dung sẽ phát sinh khi hai bên thực hiện quan hệ lao động trong quá trình lao động
+ Thỏa ước lao động tập thể mang tính quy phạm
Tinh quy phạm của thỏa ước lao động tập thể được biểu hiện thông qua nội dung, thủ tục thương lượng tập thể, phạm vi và thời hạn áp dụng
Đối với nội dung của thỏa ước lao động tập thể thì đây là văn bản chứa đựng các quy phạm bắt buộc áp dụng đối với mọi người lao động trong phạm vi quan hệ lao động. Khi thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thì các quy định khác trong doanh nghiệp phải sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể
Trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Một số yêu cầu đối với vấn đề ký kết thỏa ước lao động mà bên doanh nghiệp cần đảm bảo như sau: thỏa ước lao động tập thể chỉ được phép ký kết khi thực hiện được việc thỏa thuận tại phiên họp thương lượng giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động và có trên 50% số người của tập thể lao động tiến hành biểu quyết tán thành với nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã đưa ra.
Sau khi kí kết thỏa ước lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết phải được tiến hành gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền. Mục đích của việc gửi thỏa ước lao động tập thể là để các cơ quan này có cơ sở và căn cứ để tiến hành quản lý lao động với đơn vị sử dụng lao động và cũng là căn cứ, cơ sở để làm phương án giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tham gia quan hệ lao động
+ Thỏa ước lao động tập thể mang tính tập thể
Vì sao nói thảo ước lao động tập thể mang tính tập thể vì thỏa ước lao động tập thể được thể hiện ở chủ thể đại diện thương lượng tập thể, đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể và nội dung của thỏa ước lao động tập thể. Theo đó khi thương lượng hoặc ký kết một bên chỉ thể là tập thể lao động thông qua tổ chức công đoàn. Dù ban chấp hành công đoàn đại diện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhưng việc thực hiện các nội dung của thỏa ước lao động tập thể lại liên quan đến mọi người lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những nội dung mà hai bên thương lượng và thỏa thuận để đạt được kết quả tại buổi họp đều là những nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của tập thể lao động
3. Ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể mang lại những lợi ích cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế trong quá trình thực hiện cụ thể như sau:
+ Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở để xác lập quan hệ lao động tập thể
Nếu như
+ Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở để ràng buộc các bên tập thể lao động, người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động
Khi thỏa ước lao động tập thể dược ký kết sẽ quy định cụ thể các nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quá trình lao động. Đây vừa là cơ sở để các bên yên tâm trong việc tham gia quan hệ lao động bởi mình được bảo vệ quyền lợi cũng như đây là phương án được đưa ra sẵn để nếu như có tranh chấp hay mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tham gia lao động thì đây sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên
Ngoài ra thỏa ước lao động tập thể được ký kết trên cơ sở thương lượng,thỏa thuận, hợp tác giữa các bên vì vậy đây cũng là nền tảng giúp cho việc các bên hiểu rõ quyền lợi nghĩa vụ của mình của bên còn lại, là tiền đề cho sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ lao động
+ Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Do các quy phạm của thỏa ước lao động tập thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mọi người lao động trong đơn vị và mang tính tập thể nên những tranh chấp phát sinh từ các quy định của thỏa ước lao động đều được coi là tranh chấp lao động tập thể. Và thỏa ước lao động lúc này được coi là biện pháp, là cơ sở để giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn đó
+ Thỏa ước lao động tập thể là nguồn bổ sung cho các loại nguồn của
Thỏa ước lao động tập thể khi được ký kết đúng quy định pháp luật thì sẽ là nguồn quy phạm bổ sung cho các quy phạm khác theo quy định pháp luật. Đây sẽ là những quy định trước tiên nhất được áp dụng theo quy định pháp luật
4. Phân biệt giữa nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề thắc mắc đang rất cần Luật sư Luật Dương gia hỗ trợ và giải đáp giúp tôi như sau. Câu hỏi của tôi đó là: “phân biệt nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể dựa trên những tiêu chí nào?” mong được giải đáp. Xin cảm ơn Luật sư Luật Dương gia đã hỗ trợ và giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 75
Còn với nội quy lao động thì pháp luật hiện hành không có nêu định nghĩa thế nào là nội quy lao động nhưng chúng ta có thể hiểu nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại tài sản của công ty.
Theo đó, để phân biệt nội quy lao động với thỏa ước lao động bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:
– Nêu khái niệm nội quy lao động với thỏa ước lao động.
Nếu thỏa ước lao động tập thể được hiểu là sự thương lượng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động dựa trên tinh thần thỏa thuận thì nội quy lao động lại là những điều khoản do người sử dụng lao động đưa ra và mang tính bắt buộc cưỡng chế thực hiện đối với người lao động
– Chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Đối với nội dung liên quan đến chủ thể ban hành, nếu như thỏa ước lao động tập thể được ban hành dựa trên sự thỏa thuận và được hiểu như các bên tham gia là chủ thể ban hành thì nội quy lao động lại do bên người sử dụng lao động đơn phương ban hành ra quy định này
– Phân loại.
Đối với thỏa ước lao động tập thể thì được phân thành thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành. Còn đối với nội quy lao động thì sẽ không có phân loại
-Thời điểm có hiệu lực.
Đối với nội dung liên quan đến thời điểm có hiệu lực thì về đa số là có quy định giống nhau khi cả nội quy lao động và thỏa ước lao động đều có hiệu lực từ thời điểm ban hành.