Trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử, có không ít trường hợp, một người thực hiện hai tội phạm trở lên và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng một lúc về các tội phạm ấy hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào những thời gian khác nhau sau khi bị kết án về hành vi phạm tội trước đó.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm nhiều tội phạm:
Trường hợp một người thực hiện hai tội phạm trở lên có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Tính nguy hiểm cao cho xã hội của trường hợp này thể hiện ở chỗ trong những điều kiện giống nhau, trường hợp thực hiện nhiều tội phạm xâm hại đến nhiều nhóm quan hệ xã hội hoặc nhiều lần xâm hại đến một nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và thông thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn so với trường hợp phạm một tội. Và điều đó cũng thể hiện khuynh hướng chống đối xã hội và tính nguy hiểm cao cho xã hội của người phạm tội. Tất cả những điều nói trên đều được các nhà làm luật tính đến khi xây dựng pháp luật hình sự và được các cơ bảo vệ pháp luật cân nhắc khi áp dụng các quy định của pháp luật hình sự.
Việc một người thực hiện hai tội phạm trở lên tạo thành một tình huống đặc biệt liên quan tới việc định tội danh các hành vi phạm tội; việc quyết định hình phạt và cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; việc phân biệt trường hợp thực hiện một tội phạm với trường hợp thực hiện nhiều tội phạm…
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, nhiều tội phạm chưa được quan tâm, đề cập đúng mức trong nghiên cứu lý luận cũng như trong sách, báo và các tạp chí pháp lý. Pháp luật hình sự hiện hành của nước ta không tách trường hợp nhiều tội phạm thành một chế định pháp lý hình sự riêng biệt. Trong các
Thứ nhất, cần phải có hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó thỏa mãn ít nhất các dấu hiệu của hai cấu thành tội phạm độc lập.
Thứ hai, đối với từng hành vi nguy hiểm cho xã hội, nảy sinh những hậu quả pháp lý nhất định từ việc thực hiện hành vi đó. Sự nảy sinh những hậu quả pháp lý như vậy sẽ làm cơ sở để cân nhắc chúng khi định tội danh và quyết định hình phạt.
Đêm Qua nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa liên bang Đức… cho thấy, luật hình sự của các nước đó cũng không có quy phạm định nghĩa về khái niệm nhiều tội phạm. Trong khoa học luật hình sự Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga hiện nay, một số nhà luật học đã đưa ra những dấu hiệu của nhiều tội phạm. Tuy nhiên, các dấu hiệu này mới chỉ được trình bày dưới dạng những quan điểm và còn rất khác nhau, chưa đạt được một sự thống nhất chung. Những quan điểm đó là: a/ những trường hợp một người thực hiện hai tội phạm trở lên mà đối với các tội đó vẫn chưa được xoá án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; b/ theo nhà hình sự học Iu.Melnhikova thì nhiều tội phạm là một khái niệm pháp lý mà bản chất của nó được thể hiện ở chỗ một người phạm hai, ba hay nhiều tội phạm mà không kể là người có tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội được thực hiện trước đây hay chưa; c/ nhiều tội phạm bao gồm: phạm tội lặp lại, phạm nhiều tội và tái phạm (A.M Iakovlev); d/ theo M.Efimov và E.Flôrôv thì nhiều tội phạm chỉ bao gồm phạm tội lặp lại và phạm nhiều tội; d/ nhiều tội phạm bao gồm phạm nhiều tội, phạm tội không phải một lần, phạm tội lặp lại và tái phạm (V.N.Kudriavtxev); e/ nhiều tội phạm là khái niệm bao gồm phạm tội lặp lại và phạm nhiều tội trừu tượng (V.P.Malkôv); f/ đặc biệt theo B.A.Kurinôv, nhà hình sự học nổi tiếng của Liên Xô cho rằng nhiều tội phạm là một chế định của luật hình sự Liên Xô cần bao hàm tất cả những trường hợp khi một người thực hiện một số tội phạm trong điều kiện nếu như đối với các tội này người đó vẫn chưa hết án tích hoặc thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn chưa hết .v.v…
Các nhà hình sự học của Cộng hòa nhân dân Mông Cổ cũng đưa ra ba dấu hiệu của khái niệm nhiều tội phạm như sau: Thứ nhất, trường hợp thực hiện từ hai tội phạm trở lên. Đây là dấu hiệu định lượng để phân biệt với các trường hợp không phải là nhiều tội phạm. Thứ hai, mỗi tội phạm trong số các tội phạm đã được thực hiện phải chịu hậu quả pháp lý hình sự. Thứ ba, sự lặp lại việc thực hiện hai tội phạm trở lên. Điều này có nghĩa, các tội phạm được thực hiện cách nhau một khoảng thời gian nhất định đủ để phân biệt tội phạm trước với tội phạm sau.
Từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng, nếu chỉ coi dấu hiệu một người phạm từ hai tội phạm trở lên hay phạm một tội từ hai lần trở lên là dấu hiệu đặc trưng duy nhất của khái niệm nhiều tội phạm là chưa đầy đủ, bởi lẽ không phải bất cứ trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội đều bị coi là nhiều tội phạm. Chẳng hạn, người phạm tội mới sau khi được xóa án tích đối với tội đã phạm trước đó hoặc sau khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đã phạm trước đây hoặc trường hợp khi có những trở ngại về mặt tố tụng để khởi tố vụ án hình sự (chẳng hạn, không có yêu cầu khởi kiện của người bị hại đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại).
Do đó, ngoài dấu hiệu người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên hoặc phạm một tội từ hai lần trở lên, khái niệm nhiều tội phạm phải bao gồm cả dấu hiệu người thực hiện những tội phạm đó chưa được xóa án tích về các tội đã phạm, các tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ hình sự.
Nói một cách khác, nhiều tội phạm là một khái niệm pháp lý hình sự tổng hợp, phản ánh việc một người thực hiện hai tội phạm trở lên và không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã bị xét xử về các tội đó hay chưa, các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự. Để làm sáng tỏ những nhận định trên, chúng ta có thể xem xét một số vụ án đã xảy ra trong thực tiễn xét xử:
Ví dụ 1: ngày 18-6-1996,
Ví dụ 2: Lê Văn M có hành vi đâm chết chị H để cướp chiếc xe máy của chị ấy. Đây là trường hợp một hành vi phạm tội cấu thành hai tội. Bởi vì, hành vi đâm (cố ý) cùng với ý định chiếm đoạt chiếc xe máy của chị H cấu thành tội cướp tài sản của công dân (Điều 133 Bộ luật hình sự 2017). Nhưng cấu thành này chưa thu hút hết những tình tiết có ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tội. Đó là tình tiết hậu quả chị H bị chết và lỗi cố ý đối với hậu quả đó của Lê Văn M. Cùng với những tình tiết này, hành vi của Lê Văn M đã cấu thành tội thứ hai – tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 2017).
Từ sự phân tích và qua xem xét các ví dụ trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự, chúng ta có thể đưa ra khái niệm nhiều tội phạm như sau: nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố án hình sự.
2. Phân biệt nhiều tội phạm với tội phạm đơn nhất phức tạp:
Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có một số tội phạm đơn nhất phức tạp có các dấu hiệu rất giống với dấu hiệu của nhiều tội phạm. Để hiểu chính xác về nhiều tội phạm chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa nhiều tội phạm với các tội phạm đơn nhất phức tạp. Muốn vậy, trước hết chúng ta tìm hiểu các dạng của tội đơn phạm nhất phức tạp. Tội phạm đơn nhất phức tạp có các hình thức biểu hiện là: phạm tội kéo dài, phạm tội liên tục, các tội ghép, các tội gây hậu quả nghiêm trọng mà hậu quả đó là dấu hiệu của tội phạm khác v.v…
Phạm tội kéo dài là trường hợp tội phạm được thực hiện một lần (bằng hành động hoặc không hành động) và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi người phạm tội bị bắt giữ. Trong trường hợp này, về bản chất hành vi phạm tội kéo dài từ lúc bắt đầu được thực hiện và thường chỉ kết thúc khi tội phạm bị phát hiện bắt giữ hoặc người phạm tội chủ động kết thúc việc phạm tội đó. Ví dụ: Tội đào nhiệm (Điều 363 Bộ luật hình sự năm 2017) bắt đầu từ khi cán bộ, công chức cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác và kéo dài cho đến khi bị bắt giữ. Hoặc tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 Bộ luật hình sự 2017) bắt đầu từ khi người phạm tội có hành vi cất giữ vũ khí quân dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đến khi bị phát hiện hoặc họ tự ra đầu thú.
Phạm tội liên tục là trường hợp người phạm tội thực hiện liên tục nhiều hành động phạm tội cùng tính chất đối với cùng một đối tượng và vì vậy cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Thủ quỹ một cơ quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiều lần lấy tiền của cơ quan về sử dụng cho cá nhân là phạm tội tham ô tài sản (ở dạng liên tục/ (Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2017). Hoặc tội bức tử (Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2017) kẻ phạm tội đã có hành vi thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm người đó tự sát. Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên (liên tục/ thì mới cấu thành tội này.
Tội ghép là trường hợp bao gồm từ hai hành vi phạm tội trở lên, nhưng vì sự thống nhất bên trong của các hành vi đó nên chỉ cấu thành một tội phạm. Ví dụ: tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2017). Cấu thành của tội này bao gồm hai hành vi xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân của người có tài sản, nhưng có mục đích thống nhất là nhằm chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành một tội phạm (tội cướp). Từng hành vi trong tội này có thể được đánh giá như một tội phạm độc lập, nhưng vì sự thống nhất bên trong của chúng mà các hành vi đó hợp lại thành cấu thành một tội phạm (tội cướp) chứ không phải nhiều tội phạm.
Các tội gây hậu quả nghiêm trọng mà hậu quả đó là dấu hiệu của tội phạm khác là các tội mà trong cấu thành của chúng có một số hậu quả phạm tội, trong khi đó thái độ của người phạm tội đối với các hậu quả đó có thể khác nhau. Chẳng hạn, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người (khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2017) có hậu quả là gây thương tích nặng (hậu quả thứ nhất) và hậu quả chết người (hậu quả thứ hai). Trong trường hợp này không có nhiều tội phạm, mà toàn bộ hành vi đó chỉ cấu thành tội phạm đơn nhất. Đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2017).
Từ định nghĩa của nhiều tội phạm và các hình thức biểu hiện của tội phạm đơn nhất phức tạp, chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa nhiều tội phạm và tội đơn nhất phức tạp như sau:
Về khách thể bị xâm hại: nhiều tội phạm thường xâm hại đến nhiều khách thể hơn (từ hai khách thể trở lên hoặc một khách thể bị xâm hại từ hai lần trở lên) còn tội phạm đơn nhất phức tạp chỉ xâm hại đến một khách thể.
Về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: đối với trường hợp nhiều tội phạm thường là lớn hơn nhiều, vì mỗi hành vi phạm tội bao giờ cũng cấu thành một tội phạm độc lập. Còn tội phạm đơn nhất phức tạp thường là nhỏ hơn, vì mỗi hành vi chưa đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể.
Về hậu quả (thiệt hại cụ the/ do hành vi phạm tội gây ra: đối với nhiều tội phạm thường là nghiêm trọng hơn vì nhiều tội phạm gây thiệt hại cho nhiều khách thể hơn. Còn tội phạm đơn nhất phức tạp thường là ít nghiêm trọng hơn vì tội phạm đơn nhất chỉ gây thiệt hại cho một khách thể.
Về nhân thân người phạm tội: đối với trường hợp nhiều tội phạm thường là nguy hiểm hơn, thái độ chống đối xã hội cao hơn, ngoan cố hơn; còn tội phạm đơn nhất phức tạp thường là ít nguy hiểm hơn.
Về trách nhiệm hình sự: đối với nhiều tội phạm mức độ trách nhiệm hình sự thường là nghiêm khắc hơn, còn đối với tội phạm đơn nhất phức tạp thường là ít nghiêm khắc hơn.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm:
Khoa học luật hình sự, một bộ phận của khoa học pháp lý, có nhiệm vụ nghiên cứu để cung cấp cứ liệu khoa học cho việc xây dựng và không ngừng bổ sung, hoàn thiện pháp luật hình sự trên cơ sở nắm vững chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước. Việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm cũng có nhiệm vụ đó, nghĩa là xây dựng luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về nhiều tội phạm. Ngoài ra, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm còn có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm để đề ra các giải pháp phát huy hiệu lực và hiệu quả của pháp luật hình sự, góp phần nâng cao sự hiểu biết về nhiều tội phạm, phát huy tính tích cực xã hội, ý thức trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm phải dựa trên những căn cứ khoa học sau đây:
Xác định tính chất, đặc điểm của các hình thức biểu hiện của chế định nhiều tội phạm đang và sẽ tồn tại trong xã hội ta để từ đó thấy rõ được nhu cầu xã hội đối với việc điều chỉnh các hình thức đó bằng pháp luật hình sự.
– Đánh giá hiệu quả những quy định về nhiều tội phạm của các văn bản pháp luật hình sự, trước hết là Bộ luật hình sự năm 2017 trong quá trình áp dụng của thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.
Để đánh giá được hiệu quả những quy định về nhiều tội phạm của các văn bản pháp luật hình sự nước ta, cần nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, cũng như thực tiễn tổ chức giáo dục, cải tạo những người thực hiện nhiều tội phạm và hiệu quả những người đó hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng. Việc nghiên cứu này có thể thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ thống. Nếu như “đầu vào” của hệ thống tư pháp hình sự là việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người thực hiện nhiều tội phạm, thì “đầu ra” của hệ thống là hiệu quả của việc giáo dục, cải tạo người phạm tội để người đó trở thành người có ích cho xã hội và trở lại môi trường lành mạnh.
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, chỉ ra những khó khăn, thiếu sót của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trực tiếp đấu tranh phòng chống nhiều tội phạm, giáo dục, cải tạo người bị kết án đã thực hiện nhiều tội phạm, từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp khắc phục.
Tham khảo kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước trên thế giới về điều chỉnh pháp luật đối với nhiều tội phạm để trên cơ sở đó, theo phương pháp nghiên cứu, so sánh về pháp luật hình sự, góp phần đề xuất những luận cứ khoa học xác đáng cho việc hoàn thiện chế định nhiều tội phạm ở nước ta.
Tìm hiểu, đánh giá và nắm bắt kịp thời dư luận xã hội, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về hiệu lực, hiệu quả các quy định của pháp luật hình sự về nhiều tội phạm.
Trước hết cần khẳng định chế định nhiều tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với chế định tội phạm – chế định trung tâm của luật hình sự. Định nghĩa tội phạm là cơ sở để quy định các tội phạm cụ thể, cơ sở để nhận thức và áp dụng thống nhất các quy phạm khác của luật hình sự, trong đó có các quy phạm về nhiều tội phạm và việc làm sáng tỏ khái niệm nhiều tội phạm có tác động trở lại đối với chế định tội phạm. Mặc dù nhiều tội phạm là một chế định liên quan nhiều đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhưng phải thừa nhận một thực tế là chế định này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống như các chế định khác của Phần chung Bộ luật hình sự như chế định đồng phạm, chế định hình phạt, quyết định hình phạt… Về mặt lý luận luật hình sự, chế định nhiều tội phạm chưa có vị trí đáng kể trong các sách báo pháp lý kể cả các sách báo pháp lý ở nước ngoài, vì ít được các nhà hình sự học quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm có ý nghĩa làm sáng tỏ vị trí, vai trò của chế định này trong hệ thống các chế định của luật hình sự và vai trò của nó trong mối quan hệ với các chế định hình sự khác.
Trong chế định nhiều tội phạm, khái niệm nhiều tội phạm là khái niệm cơ bản, là điểm xuất phát nhằm xác định khái niệm của các hình thức biểu hiện của chế định này như: khái niệm phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm; định tội danh và quyết định hình phạt đối với các trường hợp nhiều tội phạm…
Bên cạnh các quy định khác của chế định nhiều tội phạm, khái niệm nhiều tội phạm cùng với cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý để phân biệt người phạm một tội với người thực hiện nhiều tội phạm. Việc nhận thức đúng đắn khái niệm nhiều tội phạm, xác định chính xác từng hình thức biểu hiện của trường hợp nhiều tội phạm trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự. Nắm vững khái niệm nhiều tội phạm, phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm còn có ý nghĩa thống nhất về mặt nhận thức trong nghiên cứu lý luận luật hình sự cũng như trong thực tiễn xét xử. Như vậy, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
Về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự, trong ba hình thức biểu hiện của chế định nhiều tội phạm: phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm, chỉ có một hình thức được nhà làm luật nước ta ghi nhận về mặt lập pháp với tính chất là một chế định độc lập, đó là tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 53 Bộ luật hình sự). Điểm h khoản 1 Điều 52 quy định tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; ngoài ra, tái phạm, tái phạm nguy hiểm còn được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt trong nhiều điều luật Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 2017. Hai hình thức còn lại thì phạm tội nhiều lần được Bộ luật hình sự năm 2017 quy định với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điểm h khoản 1 Điều 52) và là tình tiết định khung hình phạt của nhiều điều luật; quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Có thể nói, việc ghi nhận ở mức độ này về chế định nhiều tội phạm là một bước tiến bộ có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về mặt kỹ thuật lập pháp ở nước ta. Với những quy định này trong Bộ luật hình sự, tính chất nguy hiểm cho xã hội của người thực hiện nhiều tội phạm đã được nhà làm luật nhận thức đúng đắn, thể hiện sự phân hóa trong luật với người thực hiện nhiều tội phạm và tạo điều kiện để có thể cá thể hóa việc áp dụng hình phạt.
Dưới góc độ chính sách hình sự của Nhà nước ta, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm có ý nghĩa to lớn. Qua việc phân tích từng hình thức biểu hiện cụ thể của chế định nhiều tội phạm để từ đó góp phần cho việc định tội danh và quyết định hình phạt một cách đúng đắn. Ví dụ: từ góc độ cá nhân người phạm tội, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ở các mức độ khác nhau đều thể hiện rằng người phạm tội có nhân thân không tốt. Mặc dù đã bị kết án và đối với họ đã có bản án buộc tội nhưng người tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã không lấy đó làm bài học, tiếp thu sự giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội mà lại phạm tội mới, thể hiện sự ngoan cố, chống đối pháp luật. Mặt khác, tái phạm, tái phạm nguy hiểm cũng chứng tỏ rằng hình phạt đã áp dụng đối với người phạm tội chưa đủ để người đó tiếp thu, cải tạo giáo dục họ. Đối với họ cần áp dụng các biện pháp hình sự nghiêm khắc hơn mới có tác dụng giáo dục và cải tạo. Vì vậy, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là cơ sở để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Trong mối quan hệ với luật tố tụng hình sự, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm có ý nghĩa là một trong những cơ sở để vận dụng nhiều chế định khác của luật tố tụng hình sự như chế định chứng cứ (xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ), chế định vật chứng.v.v…
Ngoài ra, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm còn có ý nghĩa là cơ sở lý luận cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật hình sự như tội phạm học, thi hành án hình sự… Đối với tội phạm học, khái niệm phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội và tái phạm, tái phạm nguy hiểm là cơ sở quan trọng để phục vụ việc phân loại người phạm tội, nhân thân người phạm tội, từ đó tìm ra các quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm. Việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm còn có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại các băng nhóm phạm tội có tổ chức, từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh hữu hiệu. Cũng qua nghiên cứu chế định nhiều tội phạm để tìm ra hậu quả của những thiếu sót, sai lầm trong chính sách hình sự để tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Vì vậy, tình hình phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm luôn luôn là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.
Đối với thi hành án hình sự, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm là cơ sở cho việc phân hóa và cá thể hóa việc thi hành hình phạt, việc áp dụng các biện pháp tư pháp. Trong việc thi hành hình phạt tù, khái niệm tái phạm, tái phạm nguy hiểm là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phân loại các trại giam, những người bị kết án, tạo điều kiện để lựa chọn các hình thức tác động giáo dục, cải tạo từng nhóm người bị kết án cho phù hợp. Ví dụ: trong Pháp lệnh thi hành án phạt tù ngày 8-3-1993, tái phạm nguy hiểm là một trong những tiêu chí của trại giam loại I: “Trại giam loại I là nơi giam giữ, giáo dục:
1- Người bị kết án tù về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
2- Người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm…”.
Các khái niệm phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu nhân thân người bị kết án để có biện pháp giáo dục, cải tạo cho phù hợp với đặc điểm từng người nhằm tạo điều kiện cho họ chóng hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.
Trong tâm lý học tư pháp, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm có ý nghĩa trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý người tái phạm, người tái phạm nguy hiểm, người phạm tội nhiều lần, người phạm nhiều tội. Kết quả nghiên cứu tâm lý những loại người này, phục vụ trở lại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử người thực hiện nhiều tội phạm và phục vụ giáo dục, cải tạo những người bị kết án nhiều tội phạm.
Đối với xã hội học luật hình sự, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm làm sáng tỏ tính quyết định xã hội đối với các quy phạm pháp luật hình sự quy định về nhiều tội phạm và các giải pháp đưa các quy phạm này vào cuộc sống.
Tóm lại, việc nghiên cứu chế định nhiều tội phạm có ý nghĩa quan trọng về lý luận luật hình sự, về lập pháp hình sự, cũng như đối với thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. ý nghĩa pháp lý của việc nghiên cứu này được thể hiện ở chỗ chế định nhiều tội phạm ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề về miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt, định tội danh, quyết định hình phạt và thi hành hình phạt đối với các trường hợp nhiều tội phạm. Nó góp phần làm phong phú và hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự quy định về các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống nhiều tội phạm ở nước ta hiện nay.