Quy định chung về nhãn hiệu và tên thương mại? Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu với tên thương mại?
Nhãn hiệu và tên thương mại đều là đối tượng bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu và tên thương mại nếu muốn được bảo hộ thì sẽ phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của luật sở hữu trí tuệ và phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu và tên thương mại trong quá trình thực hiện các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ vẫn còn bị nhầm lẫn do sự thiếu hiểu biết về hai đối tượng này cũng như do hai đối tượng này có khá nhiều điểm tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn, dẫn đến sai lệch trong cách hiểu và cả sai sót trong quá trình sử dụng hai đối tượng này. Vậy Nhãn hiệu và tên thương mại có những điểm giống nhau và khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thuế nói chung và thuế mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá phải chịu nói riêng.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về nhãn hiệu và tên thương mại?
1.1. Quy định chung về nhãn hiệu
Theo quy định tại Điều 72, 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì nhãn hiệu là chỉ dẫn thương mại theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được các chủ thể kinh doanh sáng tạo riêng cho mình, nhằm phân biệt các sản phẩm của mình với các sản phẩm của các chủ thể kinh doanh khác. Để được bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó cần đáp ứng các điều kiện về dấu hiệu phân biệt, cụ thể đó phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc đồng thời nó phải khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Pháp luật sở hữu trí tuệ đã quy định rõ ràng về những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, các dấu hiệu đó cụ thể như sau:
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu là yếu tố phân biệt, tuy nhiên các yếu tố này được sáng tạo ra phải đảm bảo không trùng lẫn với các dấu hiệu liên quan đến quốc kỳ, quốc huy, danh nhân, hình ảnh các anh hùng, lãnh tụ, liên quan đến các dấu hiệu đã được chứng nhận của cả Việt Nam và quốc tế. Sự sáng tạo nhãn hiệu cũng bi hạn chế đối với sự lừa dối, không trung thực, nhãn hiệu nhằm lừa dối người tiêu dùng để trục lợi, để bán hàng hóa của mình dựa trên sự hiểu lầm, nhầm lẫn của khách hàng. Những nhãn hiệu có các dấu hiệu bị cấm nêu trên sẽ không được bảo hộ.
1.2. Quy định chung về tên thương mại
Theo quy định tại Điều 76, 77 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì tên thương mại là chỉ dẫn thương mại theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, tên thương mại được các chủ thể kinh doanh sáng tạo riêng cho mình, tên thương mại chỉ được bảo hộ khi đáp ứng điều kiện về khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Những tên thương mại đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sẽ được bảo hộ, tuy nhiên vẫn có những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại, cụ thể là: tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Một yêu cầu đặc biệt quan trọng để tên thương mại được bảo hộ là khả năng phân biệt của tên thương mại, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Tên thương mại phải chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
– Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
– Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Các điều kiện này nhằm đảm bảo tính phân biệt đối với tên thương mại, một tên thương mại nếu đã được sử dụng rộng rã và thường gây nhầm lẫn thì sẽ không được coi là có tính phân biệt.
2. Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu với tên thương mại?
Như những phân tích về khái quát nhãn hiệu và tên thương mại ta có thể thấy giữa nhãn hiệu và tên thương mại có những điểm giống nhau như sau:
– Nhãn hiệu và tên thương mại đều có chức năng phân biệt đối tượng của nó đại diện.
– Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những dấu hiệu nhìn thấy được: về mặt hình thức, nhãn hiệu và tên thương mại là sự tồn tại về mặt hình thức, hiển thị rõ ràng trước mắt, do nó có tính phân biệt do đó nó sẽ có tính hiện hữu về mặt hình thức và nhìn thấy được.
– Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những chỉ dẫn thương thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động thương mại, cả hai đều được in ấn, xuất hiện trên các hàng hóa mà chủ thể kinh doanh muốn nhãn hiệu và tên thương mại biểu hiện, ví dụ như nhãn hiệu và tên thương mại được xuất hiện trên hàng hóa, bao bì, biển hiệu…
Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức.
Thứ nhất, về khái niệm. Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về nhãn hiệu: “nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt nhãn hiệu, hang hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Còn tên thương mại được quy định tại khoản 21 Điều 4 như sau: “tên thương mại là tên gọi chung của tổ chức, cá nhân dung trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Thứ hai, về điều kiện bảo hộ. Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu được quy định ở Điều 72, 73 và 74 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện là phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Mặt khác, phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hang hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Đối với điều kiện để bảo hộ tên thương mại được quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ. Hai điều luật này quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại và dấu hiệu để phân biệt tên thương mại.
Thứ ba, về chức năng. Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt với dịch vụ, hàng hóa của chủ thể khác, còn chức năng của tên thương mại là để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác .
Thứ tư. Về thời hạn. Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn đối với nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Còn thời hạn đối với tên thương mại là đến khi tên thương mại này sử dụng không còn hợp pháp nữa.
Thứ năm, về phạm vi bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ, còn phạm vi bảo hộ tên thương mại là trong phạm vi khu vực kinh doanh (phụ thuộc vào mức độ và phạm vi kinh doanh).
Thứ sáu, về căn cứ xác lập quyền. Đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký, còn đối với những nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ đương nhiên được bảo hộ.
Thứ bảy, về điều kiện hạn chế chuyển nhượng. Căn cứ Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng là không được gây nhầm lẫn. Còn đối với tên thương mại thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng được quy định tại Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ về chuyển nhượng toàn bộ.
CỦA PHẦN BÀI CŨ Ạ