Thương nhân là gì? Doanh nghiệp là gì? Chủ thể kinh doanh là gì? Phân biệt khái niệm và các vấn đề pháp lý giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh theo quy định.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới từ những năm 1986, nền kinh tế của nước ta trở nên đa dạng với nhiều thành phần kinh tế. Kinh tế thị trường phát triển, giao lưu thương mại, mua bán hàng hóa được đẩy mạnh, các chủ thể mua bán hàng hóa cũng được biết đến với những tên gọi khác nhau như “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh”.
Vậy như thế nào là “thương nhân”, “doanh nghiệp”, hay là “chủ thể kinh doanh”? Làm sao để phân biệt những khái niệm này. Để giải đáp về vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương Gia sẽ đề cập đến sự phân biệt giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Thương nhân là gì?
Về khái niệm “thương nhân”, hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6
Thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại theo các hình thức và các phương thức đa dạng trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm trên các địa bàn, các lĩnh vực. Trong đó, “hoạt động thương mại” được hiểu là những hoạt động có tính chất kinh doanh, sinh lợi, bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
2. Doanh nghiệp là gì?
Còn “doanh nghiệp”, theo quy định tại khoản 7 Điều 4
3. Chủ thể kinh doanh là gì?
Tuy nhiên, nếu như khái niệm “thương nhân”, “doanh nghiệp” còn được quy định cụ thể tại
4. Phân biệt thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh:
Trên cơ sở xem xét các khái niệm về “thương nhân”, về “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh” được xác định ở trên, có thể phân biệt các chủ thể này trên hai phương diện sau:
+ Điểm giống nhau
Dù là “thương nhân”, “doanh nghiệp” hay “chủ thể kinh doanh” thì đều thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất sinh lời, phát sinh lợi nhuận. Trong đó, hoạt động kinh doanh có thể hiểu là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ công đoạn trong quá trình từ đầu tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường hoặc thực hiện việc cung ứng dịch vụ theo nhu cầu nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận (căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Dù là cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, hay tổ chức kinh tế, dù được xác định là “thương nhân”, “doanh nghiệp”, hay “một chủ thể kinh doanh” thì mục đích cuối cùng đều là thực hiện các hoạt động sinh lời trong phạm vi mà pháp luật cho phép và điều chỉnh.
+ Điểm khác nhau
Qua phân tích nội dung khái niệm, có thể thấy, giữa các đối tượng “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “hộ kinh doanh cá thể” không chỉ giống nhau mà có sự phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở những điểm khác biệt. Cụ thể như sau:
– Mọi “doanh nghiệp” được thành lập hợp pháp đều được xác định là “thương nhân”. Bởi doanh nghiệp được xác định là một trong những tổ chức kinh tế (theo khoản 16 Điều 3
Bởi căn cứ theo khái niệm về “thương nhân” được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thì khái niệm “thương nhân” rộng hơn rất nhiều, nên sẽ có một số đối tượng là “thương nhân” nhưng không được xác định là “doanh nghiệp” như hộ kinh doanh, hợp tác xã, mặc dù đây cũng là những tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trường hợp này, hộ kinh doanh, hợp tác xã thì không được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, khái niệm “thương nhân” còn bao gồm những cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, và có đăng ký kinh doanh, chứ không chỉ bao gồm doanh nghiệp, nên “thương nhân” được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
– Cả hai đối tượng “thương nhân”, hay “doanh nghiệp” đều được xác định là “chủ thể kinh doanh”, bởi trên cơ sở phân tích khái niệm “chủ thể kinh doanh” thì “thương nhân”. và “doanh nghiệp” đều là những chủ thể có thực hiện hoạt động kinh doanh, và thực hiện việc thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nhưng không phải mọi “chủ thể kinh doanh” đều được xác định là “thương nhân” hay “doanh nghiệp”. Bởi như đã phân tích, chủ thể kinh doanh sẽ bao gồm bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào, là cá nhân, là tổ chức, là hợp tác xã, là hộ gia đình… thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Điều đó có nghĩa, một số “chủ thể kinh doanh” nhưng không được xác định là “doanh nghiệp” như hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh cá thể… Đồng thời một số “chủ thể kinh doanh” nhưng không được xác định là “thương nhân” như cá nhân kinh doanh, hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không đăng ký kinh doanh và không được gọi là “thương nhân”, có thể ví dụ như những người bán hàng rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe.. (Theo nội dung Nghị định 39/2007/NĐ-CP). Cho nên có thể thấy, khái niệm “chủ thể kinh doanh” rộng hơn rất nhiều so với khái niệm “thương nhân” hay “doanh nghiệp”, vừa có sự tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt.
– Ngoài ra, ba chủ thể “thương nhân”, “doanh nghiệp”, “chủ thể kinh doanh” còn khác nhau về văn bản điều chỉnh. Nếu như “doanh nghiệp” được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, thì “thương nhân” được điều chỉnh bởi Luật thương mại năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, và các văn bản khác về hoạt động kinh doanh thương mại, cũng như các văn bản điều chỉnh các chủ thể được xác định là “thương nhân”.
Còn đối tượng “chủ thể kinh doanh” thì được nhắc đến trong các văn bản điều chỉnh về hoạt động kinh doanh, thương mại, nhưng không được định nghĩa cụ thể bởi bất cứ văn bản pháp luật nào, bởi các đối tượng được xác định là chủ thể kinh doanh rất đa dạng, và đã được điều chỉnh bởi các văn bản khác.
– Đồng thời, tùy vào từng chủ thể khác nhau, là thương nhân, là doanh nghiệp, hay chủ thể kinh doanh khác mà thủ tục đăng ký thành lập, hay cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh của những chủ thể này cũng sẽ khác nhau.
Như vậy, qua sự phân tích ở trên, có thể thấy, mỗi khái niệm “thương nhân”, “doanh nghiệp” hay chủ thể kinh doanh” đều là những khái niệm chỉ các đối tượng thực hiện hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, được tiếp cận trên một phạm vi và một nhóm đối tượng nhất định có chung các đặc điểm. Trong đó, khái niệm “chủ thể kinh doanh” là khái niệm có nội dung rộng nhất, bao hàm cả khái niệm “thương nhân” và “doanh nghiệp”.
Còn khái niệm “thương nhân” thì trong ý nghĩa của khái niệm cũng như phạm vi chủ thể mà khái niệm “thương nhân” xác định thì đã bao gồm cả chủ thể là “doanh nghiệp”. Đây là trường hợp mở rộng dần về mặt khái niệm từ “doanh nghiệp” đến “thương nhân” đến “chủ thể kinh doanh”. Mỗi một loại chủ thể đều được dùng để điều chỉnh những đối tượng trên những cơ sở pháp lý và đặc điểm đặc trưng của từng nhóm đối tượng, nhằm phân loại và đưa ra những sự điều chỉnh phù hợp đối với quan hệ kinh doanh thương mại.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Mong anh, chị trả lời giúp em vấn đề này: Phân biệt khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh? Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6
Trong khi đó, Khoản 1, Điều 4 Luật Doanh nghiệp định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Còn khái niệm “chủ thể doanh nghiệp” thì không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nhưng xuất phát từ khái niệm về hành vi kinh doanh thì chủ thể của hành vi kinh doanh hiểu theo nghĩa thực tế và pháp lý là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những hành vi kinh doanh.
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng:
Mọi doanh nghiệp đều là thương nhân vì đều có đăng kí kinh doanh. Còn thương nhân thì chưa chắc đã là doanh nghiệp. Một số thương nhân không phải là doanh nghiệp như hộ kinh doanh, hợp tác xã.
Mọi thương nhân đều là chủ thể kinh doanh. Còn chủ thể kinh doanh thì chưa chắc đã là thương nhân. Vì thương nhân là những chủ thể tiến hành kinh doanh nhưng có đăng kí kinh doanh, còn có những chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không có đăng kinh doanh (được quy định cụ thể tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP) chẳng hạn như người bán rau, bán hàng rong, quà vặt có thu nhập thấp… không phải là thương nhân nhưng vẫn được coi là chủ thể kinh doanh.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, qua những phân tích như trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng: khái niệm chủ thể kinh doanh có nội hàm rộng nhất, bao hàm cả khái niệm thương nhân. Tương tự như thế khái niệm thương nhân có nội hàm rộng hơn, bao hàm khái niệm doanh nghiệp.