Dựa vào các đặc điểm riêng biệt của các loại hình hoạt động để phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và hoạt động phân phối.
Điều 141 Luật thương mại 2005 định nghĩa đại diện cho thương nhân là:
“Điều 141. Đại diện cho thương nhân
1. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
2. Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.”
Hoạt động phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Để phân biệt hai hình thức hoạt động trên cần dựa vào các tiêu chí sau:
Thứ nhất, về quyền sở hữu đối với hàng hóa. Trong đại diên thương nhân quyền sở hữu không được chuyển cho bên đại lý mà bên giao đại lý sẽ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trực tiếp cho khách hàng. Còn trong phân phối, sau khi nhận phân phối quyền sở hữu sẽ thuộc về bên phân phối.
Thứ hai, vấn đề chịu trách nhiệm và rủi ro đối với hàng hóa. Do không được chuyển giao quyền sở hữu cho nên phía bên đại diện thương nhân không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cũng như các rủi ro xảy ra. Ngược lại bên phân phối hàng hóa phải chịu toàn bộ trách nhiệm, ruit ro đối với hàng hóa.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Thứ ba, về giá bán. Bên giao đại diện sẽ ấn định giá bán và được thảo thuận trước. bên đại diện không được phép nâng hoặc hạ giá bán so với giá mà bên giao đại diện đã ấn định. Bên phân phối có quyền sỏ hữu đối với hàng háo phân phối. Từ đó có quyền ấn định giá bán đối với hàng háo phân phối.
Thứ tư, về việc tiến hành các hoạt động kinh doanh. Bên đại diện phải tiến hành các hoạt động theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diên. Còn đối với hoạt động phân phối, Bên phân phối hàng hóa tự tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình mà không phải phụ thuộc vào bất kì bên nào.
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản để phân biết các hình thức hoạt động thương mại với nhau. Từ đó có thể chon được loại hình hoạt động phù hợp.