Về bản chất, hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng là hai loại hóa đơn vô cùng phổ biến trong đời sống xã hội, tuy nhiên không phải ai cũng biết về hai loại hóa đơn này. Có thể phân biệt giữa hóa đơn bán hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng thông qua một số tiêu chí cơ bản trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng:
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng là hai loại hóa đơn có nhiều điểm tương đồng và nhiều điểm khác biệt, tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng. Hai loại hóa đơn này là hai loại hóa đơn vô cùng phổ biến trong các doanh nghiệp, tuy nhiên chúng không phải là một, mà có sự khác biệt nhất định.
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều được lập sau khi các doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng ra bên ngoài. Việc phân biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có vai trò vô cùng quan trọng đối với kế toán trong công tác kiểm kê, kê khai, hạch toán trong các doanh nghiệp.
Theo đó, cần phải phân biệt thông qua những tiêu chí cơ bản như sau:
Tiêu chí | Hóa đơn bán hàng | Hóa đơn giá trị gia tăng |
Đối tượng sử dụng | Hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn áp dụng cho các tổ chức và cá nhân như sau: – Tổ chức và cá nhân khai thuế giá trị gia tăng, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động sau đây: + Hoạt động buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong nội địa; + Hoạt động vận tải quốc tế; + Xuất hàng hóa vào các khu phi thuế quan và các trường hợp khác cũng được coi như suất khẩu; + Hoạt động suất khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ ra nước ngoài. | Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn áp dụng cho các tổ chức kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, được sử dụng trong các hoạt động cơ bản như sau: – Hoạt động bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong phạm vi nội địa; – Hoạt động vận tải quốc tế; – Xuất hàng hóa vào các khu vực phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như xuất khẩu; – Xuất khẩu các loại hàng hóa và cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
|
Nội dung hóa đơn | Trong hóa đơn bán hàng không ghi thuế suất và tiền thuế giá trị gia tăng. | Ngược lại, trong hóa đơn giá trị gia tăng có ghi thuế suất và tiền thuế giá trị gia tăng. Trong đó phản ánh tổng cộng tiền thanh toán, tức là các khoản tiền đã bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng. |
Kê khai hóa đơn | Hóa đơn bán hàng chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào. Đồng thời, chỉ cần kê khai chỉ tiêu hoặc không cần kê khai chỉ tiêu. | Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, cần phải kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và kê khai hóa đơn đầu vào. Đồng thời, cần phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng. |
Hạch toán | Đối với hóa đơn bán hàng, phần thuế ghi nhận trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản. | Ngược lại, đối với hóa đơn giá trị gia tăng, phải thực hiện thủ tục hạch toán các nghiệp thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ. |
2. Hóa đơn bán hàng có được xem là chi phí hợp lý không?
Theo quy định của pháp luật, chi phí hợp lý là các khoản chi phí được trừ sau khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về các khoản chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ. Phải
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đối với từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên, giá đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng trong quá trình thanh toán thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng;
– Trong trường hợp mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên ghi nhận đầy đủ trên hóa đơn, tuy nhiên đến thời điểm ghi nhận chi phí, công ty chưa thanh toán thì công ty sẽ được tính vào chi phí được trừ trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có các loại giấy tờ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, thì doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai/điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa và dịch vụ không có các loại giấy tờ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đó vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (trong đó bao gồm cả trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã ra quyết định thanh tra kiểm tra đối với kỳ tính thuế có phát sinh các khoản chi phí này).
Theo đó thì có thể nói, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được tính vào chi phí hợp lý, không bắt buộc đó phải là hóa đơn giá trị gia tăng.
3. Quy trình quản lý hóa đơn thế nào cho hiệu quả nhất?
Quy trình quản lý hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một quy trình quản lý hóa đơn hiệu quả thì cần phải đảm bảo được tính chính xác trong từng công đoạn nhất định, phải có sự phối hợp giữa nhiều vị trí với nhau trong doanh nghiệp để có thể đảm bảo được hiệu quả cao nhất. Để có thể quản lý các loại hóa đơn một cách hiệu quả và đơn giản hóa, có thể thực hiện theo các gợi ý sau đây:
– Khởi tạo hóa đơn. Khi hoạt động bán hàng diễn ra trên thực tế, nhân viên sẽ cần phải tạo lập hóa đơn đối với các thông tin cần thiết về khách hàng cũng như từng đơn hàng nhất định;
– Điều chỉnh thông tin và tiến hành hoạt động lập hóa đơn. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhân viên sẽ điều chỉnh thông tin hóa đơn sao cho phù hợp nhất. Sau đó nhân viên sẽ tiến hành hoạt động lập hóa đơn, in hóa đơn cho khách hàng;
– Tiến hành thủ tục lưu trữ hóa đơn. Sau khi bán hàng, thông tin của hóa đơn sẽ được lưu trữ lại nhằm mục đích theo dõi tình hình bán hàng của doanh nghiệp. Đây cũng được xem là một trong những cơ sở để doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ thông tin kinh doanh của mình một cách chính xác và hiệu quả nhất;
– Báo cáo hóa đơn. Theo từng kỳ nhất định, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện thủ tục báo cáo hóa đơn phát sinh tại doanh nghiệp. Đây là thông tin quan trọng để doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của mình cũng như đưa ra những phương án giải quyết đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
THAM KHẢO THÊM: