Tình thế cấp thiết là gì? Tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng tên tiếng Anh là gì? Phòng vệ chính đáng là gì? Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015? Phân biệt tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng theo Bộ luật hình sự
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự. Trên thực tế, có những trường hợp cho phép mọi người được thực hiện hành vi mà trong trường hợp bình thường hành vi này bị coi là tội phạm. Các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại là những căn cứ được luật hình sự quy định cho phép thực hiện hành vi gây thiệt hại mà không bị coi là tội phạm vì các căn cứ này làm hành vi gây thiệt hại không còn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Trường hợp đó được gọi là tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng.
Căn cứ pháp lý
1. Tình thế cấp thiết là gì?
– Theo Điều 23
” Article 23. Urgent circumstances
1. An urgent circumstance is a circumstance in which there is no other way but an amount of damage has to be inflicted in order to prevent a greater damage to lawful rights and interests of oneself, another person, the State, or an organization.
The act of inflicting damage in an urgent circumstance does not constitute a criminal offense.
2. If the damage inflicted is reasonably unnecessary in the urgent circumstance, the person who inflicts such damage shall bear criminal responsibility.”
2. Tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng tên tiếng Anh là gì?
Tình thế cấp thiết tên tiếng Anh là: “Urgent circumstances”.
Phòng vệ chính đáng tên tiếng Anh là: “Justifiable force”.
3. Phòng vệ chính đáng là gì?
– Theo Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định: phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
” Article 22. Justifiable force
1. Justifiable force in self-defense means the a person’s use of force which is reasonably necessary to defend against another person’s infringement upon his/her legitimate rights or interests of himself/herself, other people, the State, organizations.
The use of justifiable force does not constitute a criminal offence.
2. Unjustified force in self-defense means the use of force which is more than reasonably necessary and not appropriate for the nature and danger to society posed by the infringement.
The person who uses unjustified force in self-defense shall take criminal responsibility as prescribed by this Code.”
4. Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
4.1. Phòng vệ chính đáng
a. Điều kiện của phòng vệ chính đáng
Hành vi thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu về cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng là hành vi phù hơn với lợi ích xã hội. Bản chất của hành vi phòng vệ chính đáng là ngăn chặn sự tấn công bất hợp pháp, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đe dọa gây ra. Bản chất này quy định các dấu hiệu của phòng vệ chính đáng.
b. Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng
– Theo quy định của Điều 22 BLHS, quyền phòng vệ phát sinh khi “đang có hành vi xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Nếu coi hành vi xâm phạm là sự tấn công của con người thì cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ là sự tấn công của con người đang hiện hữu.
– Hành vi xâm phạm có thể thoả mãn các dấu hiệu của v CTTP nhưng không bắt buộc phải như vậy. Có hành vi không cấu thành tội phạm nhưng vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại như hành vi đâm, chém người khác của người không có năng lực TNHS do mắc bệnh tâm thần. Hơn nữa, khi đứng trước hành vi xâm phạm, không phải trong trường hợp nào cũng khẳng định được ngay đó là tội phạm hay không phải là tội phạm. av nóng sống của từ mạng tro
– Hành vi xâm phạm là cơ sở của quyên phòng vệ chính đáng khi còn đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. “Đang xảy ra” hoặc “đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc” là hai khả năng khác nhau của trường hợp mà BLHS gọi là “đang” có hành vi xâm phạm.
c. Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng: Khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm ngay cả trong trường hợp có biện pháp khác tránh được hành vi này. Đó là nội dung và phạm vi của quyền đã xác định.
– Theo Điều 22 BLHS, hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người đang có hành vi xâm phạm, vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn hành vi xâm phạm, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi này có thể gây ra. Sự chống trả này của người phòng vệ có thể trực tiếp nhằm vào người tấn công (tính mạng, sức khỏe, tự do) hoặc có thể chỉ nhằm vào công cụ, phương tiện phạm tội mà người đó đang sử dụng.
4.2 Tình thế cấp thiết.
a. Điều kiện của tình thế cấp thiết
– Cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thể cấp thiết
Mỗi người có quyền được hành động trong tình thế cấp thiết khi có thiệt hại đang bị đe doạ xảy ra ngay. Thiệt hại này không đòi hỏi phải do hành vi của con người gây ra, như ở trường hợp phòng vệ chính đáng, mà có thể do các nguồn khác nhau. Có thể do con vật, do thiên tai, do những trục trặc kĩ thuật v.v..
– Trong tình thế cấp thiết, lợi ích bị gây thiệt hại và lợi ích cần bảo vệ đều là lợi ích hợp pháp. Do vậy, khi còn biện pháp khác c không gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ được lợi ích đang bị đe dọa thì việc gây thiệt hại là không cần thiết và hành động trong tình thế cấp thiết cũng không được đặt ra. Như vậy, quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chỉ phát sinh khi chỉ còn biện pháp phải gây thiệt hại để trách thiệt hại đang bị đe dọa xảy ra ngay.
– Nếu một người đã nhầm tưởng có cơ sở này mà trên thực tế không có và đã hành động trong tình thế cấp thiết thì vấn đề TNHS của họ được giải quyết như trường hợp sai lầm.
b. Nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết
Khi có cơ sở được hành động trong tình thế cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà không phải chịu TNHS về việc gây thiệt hại này khi thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác chỉ có ý nghĩa khi thiệt hại cần ngăn ngừa lớn hơn. Sẽ là vô nghĩa khi ngăn ngừa một thiệt hại bằng cách gây ra thiệt hại khác bằng hoặc lớn hơn.
5. Phân biệt tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng theo Bộ luật hình sự
Về căn cứ pháp lý:
– Tình thế cấp thiết: được quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 2015
– Phòng vệ chính đáng: được quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015
Về khái niệm:
– Tình thế cấp thiết: Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
– Phòng vệ chính đáng: Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đángcủa mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
* Về phương thức thực hiện:
– Tình thế cấp thiết: Gây một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.
– Phòng vệ chính đáng: Chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm (chống trả lại một cách cần thiết nguồn nguy hiểm).
* Về nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi:
– Tình thế cấp thiết: Nguồn nguy hiểm có thể do hành vi của con người gây ra. Ngoài ra, nguồn nguy hiểm dẫn đến tình thế cấp thiết có thể còn là sự nguy hiểm do: thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.
– Phòng vệ chính đáng :Nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng là những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
Về đối tượng của hành vi:
– Tình thế cấp thiết: Trong tình thế cấp thiết đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết.
– Phòng vệ chính đáng: Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác. Đây là căn cứ loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp, chống tình trạng lợi dụng danh nghĩa phòng vệ chính đáng để vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội.
Về thiệt hại xảy ra:
– Tình thế cấp thiết: Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Người khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết phải lựa chọn cách khắc phục sự nguy hiểm, cân nhắc đánh giá thiệt hại do chính mình gây ra.
– Phòng vệ chính đáng: Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết(không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra). Đây là mức độ đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công. Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.
Để đánh giá mức độ cần thiết cần căn cứ tương quan lực lượng giữa bên tấn công và bên phòng chính đáng, căn cứ vào công cụ phương tiện được dùng, vào mỗi quyết tâm của bên tấn công.