Phí đăng kiểm và phí đường bộ là những loại phí mà người sở hữu xe phải nộp khi lưu thông phương tiện đó tham gia giao thông. Vậy phân biệt giữa phí đăng kiểm và phí đường bộ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa phí đăng kiểm và phí đường bộ:
Tiêu chí | Phí đăng kiểm | Phí đường bộ |
Khái niệm | Là khoản tiền phải nộp theo đúng quy định khi thực hiện thủ tục đăng kiểm ở tại cơ quan có thẩm quyền. Hay nói cách khác thì phí đăng kiểm xe ô tô chính là chi phí mà chủ phương tiện sẽ phải nộp để được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện và hoàn tất quá trình đăng kiểm xe. | Phí bảo trì đường bộ là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, đây là một loại phí mà những chủ phương tiện giao thông sẽ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ nhằm để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Sau khi chủ phương tiện đã nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió ở phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo. |
Mục đích đóng phí | Để chủ phương tiện được giấy chứng nhận kiểm định phương tiện và hoàn tất về quá trình đăng kiểm xe. | Để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp về đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. |
Những phương tiện chịu phí | – Xe ô tô và rơ moóc tham gia giao thông đường bộ. – Xe sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. | Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã thực hiện đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và có biển số xe), bao gồm có: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô). Theo đó thì tất cả xe ô tô đã đăng ký lưu hành đều sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Kể cả là khi xe ô tô không tham gia giao thông nhưng đã đăng ký lưu hành cũng phải đóng phí này. |
Thời gian nộp phí | Theo chu kỳ đăng kiểm của từng loại xe mà pháp luật quy định. | – Đối với xe ô tô của những tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam: + Đối với xe đăng kiểm lần đầu thì thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm. + Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc là theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đơn vị đăng kiểm sẽ cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau: ++ Tính và nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm: Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống thì chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả một chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Đối với xe ô tô mà có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng) thì chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc là nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng). Trong trường hợp chủ phương tiện đến đăng kiểm sớm hơn hoặc là chậm hơn thời gian theo chu kỳ đăng kiểm quy định thì đơn vị đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp bắt đầu từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước cho đến khi hết chu kỳ kiểm định của kỳ tiếp theo (nếu như chu kỳ kiểm định tiếp theo trên 12 tháng, chủ phương tiện sẽ có thể nộp đến 12 tháng hoặc nộp cả chu kỳ đăng kiểm). Trong trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của những chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí mà phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện sẽ còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. ++ Thực hiện nộp phí theo năm dương lịch ++ Thực hiện nộp phí theo tháng. + Đối với xe cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc là chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân (và ngược lại) thì mức thu phí sẽ tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc là chuyển đổi sở hữu theo Giấy đăng ký mới của xe. – Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, của công an, Phí sử dụng đường bộ nộp theo năm |
Tổ chức thu phí | Các đơn vị đăng kiểm. | Tổng cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với các xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an. – Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với những xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ những xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an) sau đó nộp về Cục Đăng kiểm Việt Nam để Cục Đăng kiểm Việt Nam khai và nộp phí theo quy định của pháp luật. |
2. Phí đăng kiểm và phí đường bộ hiện nay:
2.1. Phí đăng kiểm:
Căn cứ Thông tư 55/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 238/2016/TT-BTC quy định về phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (phí đăng kiểm) đối với xe ô tô như sau:
– Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông mà trên 20 tấn, những xe ô tô đầu kéo mà có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông mà trên 20 tấn và những loại xe ô tô chuyên dùng là 570.000 đồng.
– Xe ô tô tải mà có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn cho đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo mà có khối lượng kéo theo cho phép được tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo là 360.000 đồng.
– Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn là 330.000 đồng.
– Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn là 290.000 đồng.
– Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh mà đang có gắn động cơ và về các loại phương tiện vận chuyển tương tự là 190.000 đồng.
– Rơ moóc, sơ mi rơ moóc là 190.000 đồng.
– Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt là 360.000 đồng.
– Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe) là 330.000 đồng.
– Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe) là 290.000 đồng.
– Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương là 250.000 đồng.
– Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự là 110.000 đồng.
2.2. Phí đường bộ:
Căn cứ phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 70/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, miễn phí sử dụng đường bộ, mức thu phí đường bộ như sau:
Đối với xe không phải của lực lượng quốc phòng và lực lượng công an:
– Xe chở người mà dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh:
+ 01 tháng: 130.000 đồng.
+ 03 tháng: 390.000 đồng.
+ 06 tháng: 780.000 đồng.
+ 12 tháng: 1.560.000 đồng.
+ 18 tháng: 2.280.000 đồng.
+ 24 tháng: 3.000.000 đồng.
+ 30 tháng: 3.660.000 đồng.
– Xe chở người mà dưới 10 chỗ (trừ xe đã nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng mà có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm có cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng các chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ:
+ 01 tháng: 180.000 đồng.
+ 03 tháng: 540.000 đồng.
+ 06 tháng: 1.080.000 đồng.
+ 12 tháng: 2.160.000 đồng.
+ 18 tháng: 3.150.000 đồng.
+ 24 tháng: 4.150.000 đồng.
+ 30 tháng: 5.070.000 đồng.
– Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng mà có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg:
+ 01 tháng: 270.000 đồng.
+ 03 tháng: 810.000 đồng.
+ 06 tháng: 1.620.000 đồng.
+ 12 tháng: 3.240.000 đồng.
+ 18 tháng: 4.730.000 đồng.
+ 24 tháng: 6.220.000 đồng.
+ 30 tháng: 7.600.000 đồng.
– Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng mà có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg:
+ 01 tháng: 390.000 đồng.
+ 03 tháng: 1.170.000 đồng.
+ 06 tháng: 2.340.000 đồng.
+ 12 tháng: 4.680.000 đồng.
+ 18 tháng: 6.830.000 đồng.
+ 24 tháng: 8.990.000 đồng.
+ 30 tháng: 10.970.000 đồng.
– Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg cho đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo mà có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg:
+ 01 tháng: 590.000 đồng.
+ 03 tháng: 1.770.000 đồng.
+ 06 tháng: 3.540.000 đồng.
+ 12 tháng: 7.080.000 đồng.
+ 18 tháng: 10.340.000 đồng.
+ 24 tháng: 13.590.000 đồng.
+ 30 tháng: 16.600.000 đồng.
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg cho đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg cho đến dưới 27.000 kg:
+ 01 tháng: 720.000 đồng.
+ 03 tháng: 2.160.000 đồng.
+ 06 tháng: 4.320.000 đồng.
+ 12 tháng: 8.640.000 đồng.
+ 18 tháng: 12.610.000 đồng.
+ 24 tháng: 16.590.000 đồng.
+ 30 tháng: 20.260.000 đồng.
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo mà có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg cho đến dưới 40.000 kg:
+ 01 tháng: 1.040.000 đồng.
+ 03 tháng: 3.120.000 đồng.
+ 06 tháng: 6.240.000 đồng.
+ 12 tháng: 12.480.000 đồng.
+ 18 tháng: 18.220.000 đồng.
+ 24 tháng: 23.960.000 đồng.
+ 30 tháng: 29.270.000 đồng.
– Xe đầu kéo mà có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên:
+ 01 tháng: 1.430.000 đồng.
+ 03 tháng: 4.290.000 đồng.
+ 06 tháng: 8.580.000 đồng.
+ 12 tháng: 17.160.000 đồng.
+ 18 tháng: 25.050.000 đồng.
+ 24 tháng: 32.950.000 đồng.
+ 30 tháng: 40.240.000 đồng.
Đối với những xe của lực lượng quốc phòng:
– Xe ô tô con quân sự là 1.000.000 đồng/năm.
– Xe ô tô vận tải quân sự là 1.500.000 đồng/năm.
Đối với những xe của lực lượng công an:
– Xe dưới 7 chỗ ngồi là 1.000.000 đồng/năm.
– Xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở lên, xe khách, xe vận tải, xe ô tô chuyên dùng là 1.500.000 đồng/năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 70/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, miễn phí sử dụng đường bộ.
– Thông tư 55/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 238/2016/TT-BTC quy định về phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.