Phân biệt nhà thầu chính và nhà thầu phụ là cần thiết vì nhiều lý do quan trọng như: Trách nhiệm và phạm vi công việc, thanh toán và tài chính, rủi ro và bảo hiểm, Quản lý tài nguyên và nhân lực. Việc phân biệt rõ ràng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ là để đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và chất lượng trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Sự khác biệt giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ:
Để phân biệt được quy định về nhà thầu chính và nhà thầu phụ khác nhau như thế nào thì có thể căn cứ vào Luật Đấu thầu 2023 sau đây:
| Nhà thầu chính | Nhà thầu phụ |
Khái niệm | Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. (khoản 26 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023)
| Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. (khoản 27 và 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023) |
Trách nhiệm | Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện gói thầu, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả của gói thầu. | Nhà thầu phụ là nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện một phần công việc của gói thầu theo hợp đồng ký kết với nhà thầu chính. |
Cơ sở phát sinh | Ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư | Ký hợp đồng với nhà thầu chính |
Vai trò | Nhà thầu chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình đấu thầu và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu chính chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. | Nhà thầu phụ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện gói thầu. Nhà thầu phụ giúp nhà thầu chính giảm bớt khối lượng công việc, đảm bảo tiến độ và chất lượng của gói thầu. |
Mối liên hệ với chủ đầu tư | Là đối tác trực tiếp với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ được xác lập trên thỏa thuận giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư. | Không có mối liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư, chỉ thực hiện công việc trong quan hệ với nhà thầu chính. |
Trách nhiệm | Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với cả phần việc do nhà thầu phụ đảm nhiệm. | Chỉ làm các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu. |
Phân loại | Nhà thầu chính được phân loại theo các tiêu chí: – Theo mối quan hệ với bên mời thầu: nhà thầu chính độc lập, nhà thầu liên danh. – Theo quy mô: nhà thầu chính nhỏ, nhà thầu chính lớn. – Theo lĩnh vực hoạt động: nhà thầu chính xây dựng, nhà thầu chính cung cấp vật tư, thiết bị, nhà thầu chính thi công công trình chuyên ngành,… | Nhà thầu phụ được phân loại theo các tiêu chí: – Theo mối quan hệ với nhà thầu chính: nhà thầu phụ trực tiếp, nhà thầu phụ gián tiếp. – Theo quy mô: nhà thầu phụ nhỏ, nhà thầu phụ lớn. – Theo lĩnh vực hoạt động: nhà thầu phụ xây dựng, nhà thầu phụ cung cấp vật tư, thiết bị, nhà thầu phụ thi công công trình chuyên ngành,… |
2. Nhà thầu cần phải đáp ứng những điều kiện nào để có tư cách hợp lệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
Theo đó, nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài
– Hạch toán tài chính độc lập
– Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản
– Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu 2023
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật Đấu thầu 2023
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn
– Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Trong đó, nhà thầu là hộ kinh doanh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật
– Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và h khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023
Đây là quy định mới xuất hiện tại Luật Đấu thầu 2023 vì trong quy định tương tự tại Luật Đấu thầu 2013 thì chỉ quy định các điều kiện hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân, không đề cập đến điều kiện nhà thầu là hộ kinh doanh.
Cùng với đó, nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân
– Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp trong trường hợp pháp luật có quy định
– Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023.
Ngoài ra, nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.
3. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 quy định về trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư gồm các yếu tố như sau:
– Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
– Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 nêu trên, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:
+ Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
– Thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết.
– Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023
THAM KHẢO THÊM: