Cùng với năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự là một bộ phận hợp thành năng lực chủ thể pháp luật dân sự của một cá nhân. Dưới đây là những tiêu chí phân biệt giữa mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể tham khảo
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa mất và hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Tiêu chí | Hạn chế năng lực hành vi dân sự | Mất năng lực hành vi dân sự |
Đối tượng | Cá nhân được xác định là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến hiện tượng phá tán tài sản của gia đình, theo yêu cầu của chính người đó hoặc yêu cầu của những người liên quan hoặc của các cơ quan chức năng hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. | Người bị mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến tình trạng không thể nhận thức và không thể làm chủ được hành vi của mình. |
Căn cứ ra quyết định | Theo yêu cầu của những người có liên quan, theo yêu cầu của các cơ quan và tổ chức hữu quan. |
Theo yêu cầu của những người có liên quan, theo yêu cầu của cơ quan và các tổ chức hữu quan, dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định y khoa.
|
Hệ quả pháp lý | Các cá nhân không bị mất hết năng lực hành vi dân sự, cá nhân đó vẫn có thể tự mình tham gia vào một số giao dịch dân sự đặc biệt nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống hằng ngày của mình. | Các cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, cá nhân không thể tham gia vào bất kỳ một giao dịch dân sự nào trên thực tế, các giao dịch dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ do người đại diện của họ xác lập và thực hiện theo quy định của pháp luật dựa trên quyền lợi hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi dân sự. |
Điều kiện khôi phục năng lực | Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc theo yêu cầu của người có quyền lợi liên quan hoặc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án sẽ ra quyết định hủy bỏ đối với quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. | Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc theo yêu cầu của người có quyền lợi liên quan hoặc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án sẽ ra quyết định hủy bỏ đối với quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự. |
Căn cứ pháp lý | Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 | Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 |
2. Quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015:
Cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại Điều 24 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, các cá nhân được xác định là người nghiện ma túy, người nghiện các chất kích thích khác dẫn đến tình trạng phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của những người có quyền lợi liên quan hoặc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo đó, điều kiện để xác định một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bao gồm:
-
Cá nhân bị yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải là người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác;
-
Hậu quả của việc nghiện các chất kích thích là dẫn đến tình trạng cá nhân đó thực hiện hành vi phát tán tài sản của gia đình;
-
Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở xem xét tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có liên quan hoặc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự bắt buộc phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, ngoại trừ những giao dịch phát sinh nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật liên quan có quy định khác. Như vậy, trong trường hợp này người đại diện của người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ không thể thay họ xác lập các giao dịch dân sự mà chỉ có quyền “đồng ý” hoặc “không đồng ý” đối với các giao dịch mà người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện trên thực tế. Đối với những giao dịch nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt hằng ngày thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng hoàn toàn có thể tự mình thực hiện, khi đó sẽ không cần phải xin phép và được sự đồng ý của người đại diện. Quy định này có sự tương đồng với quy định về người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
Ngoài ra, cá nhân cũng có thể được coi là “cai nghiện” thành công, không còn chịu sự ảnh hưởng của các chất kích thích, không còn nhận thức lệch lạc và hành vi bộc phát, thì họ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó sẽ được khôi phục về tình trạng ban đầu, ở mức độ đầy đủ (đối với người đã thành niên) hoặc một phần (đối với những người chưa thành niên).
3. Quy định về mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015:
Mất năng lực hành vi dân sự được xem là mức độ nghiêm trọng nhất, khi cả dân hoàn toàn không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp thì sẽ được coi là trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và được quy định cụ thể tại Điều 22 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, khi một người do bị mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến tình trạng không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của những người có quyền lợi liên quan hoặc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố cá nhân là người bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên nội dung kết luận giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định y khoa. Nhìn chung, khái niệm “mất năng lực hành vi dân sự” có thể được hiểu là một sự vật, sự việc, hiện tượng đang tồn tại trên thực tế tuy nhiên sau đó bị mất đi. Một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đã có quyết định chính thức của tòa án. Tòa án ra quyết định tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Cá nhân mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến tình trạng không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
-
Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan. Tức là chỉ có người có quyền lợi liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan mới có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự;
-
Dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Đây là căn cứ để xác định một người thực sự bị mất năng lực hành vi dân sự, vì mất năng lực hành vi dân sự là mức độ phức tạp nhất và nghiêm trọng nhất, nên cần có cơ sở xác đáng để xác nhận và đánh giá chính xác, tránh xảy ra sai lầm khiến cho quyền lợi hợp pháp của một cá nhân bị ảnh hưởng.
THAM KHẢO THÊM: