Trong pháp luật dân sự thì hứa thưởng và tặng cho có điều kiện là giao dịch dân sự nhưng có những đặc điểm riêng biệt. Vậy phân biệt giữa hứa thưởng và tặng cho có điều kiện được thể hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa hứa thưởng và tặng cho có điều kiện:
Tiêu chí | Hứa thưởng | Tặng cho có điều kiện |
Căn cứ | Những quy định về hứa thưởng đang được ghi nhận tại Điều 570, 571, 572 Bộ luật Dân sự năm 2015 | Tặng cho có điều kiện là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận tại Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 |
Định nghĩa | Hứa thưởng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một người công khai hứa thưởng cho người khác và người được nhận thưởng bắt buộc phải đạt được thành quả nhất định hoặc thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. | Tặng cho có điều kiện được hiểu là việc một bên yêu cầu bên khác thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Chỉ khi cá nhận nhận tặng cho thực hiện được nghĩa vụ của mình thì bên tặng cho mới tiến hành thủ tục tặng cho. Tài sản được sử dụng cho tặng cho có thể kể đến đó là đất đai, xe cộ, tiền bạc, đồ vật có giá trị vật chất hoặc tinh thần khác,… |
Bản chất | Hứa thưởng xuất phát từ ý chí chủ quan của người hứa thưởng nên được coi là hành vi pháp lý đơn phương | Một điểm khác biệt rõ nhất của tặng cho có điều kiện đó là có dấu hiệu của một giao dịch dân sự, theo đó có sự tham gia, thỏa thuận của hai bên: Bên tặng cho và bên nhận tặng cho |
Điều kiện | – Người nhận thưởng có trách nhiệm phải thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng – Trên thực tế, công việc được hứa thưởng phải chỉ ra cụ thể, có thể thực hiện được, công việc yêu cầu không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. | – Thực hiện nghĩa vụ do bên tặng cho yêu cầu – Điều kiện tặng cho được đặt ra không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội |
Đối tượng hướng tới | Cá nhân thường đề cập đến công việc thực hiện | Tặng cho thường gắn liền với tài sản |
Thời điểm hoàn thành | – Theo quy định pháp luật dân sự thì người hứa thưởng được phép rút lại hứa thưởng khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc – Công việc hứa thưởng được coi là đã hoàn thành thì người hứa thưởng phải thực hiện đúng lời hứa của mình và tiến hành trả thưởng cho người nhận thưởng | Thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên (có thể trước hoặc sau khi tặng cho) |
2. Tìm hiểu chung về vấn đề hứa thưởng trong pháp luật dân sự:
Hứa thưởng là một trong những nội dung đã được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể là quy định tại Điều 570. Theo đó, cá nhân đã công khai hứa thưởng phải có trách nhiệm trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng; Và công việc được hứa thưởng phải được đề ra một cách cụ thể và có thể thực hiện được trên thực tế và không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Có thể nhận thấy, hứa thưởng về bản chất là một giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể, thông thường sẽ ghi nhận rõ về điều kiện của người là bên hứa thưởng yêu cầu bên nhận thưởng thực hiện một số công việc nhất định. Hiện nay việc hứa thưởng hoàn toàn có thể được rút lại trong trường hợp nếu chưa đến thời hạn bắt buộc phải thực hiện công việc này. Một điểm lưu ý là khi tiến hành rút lại việc hứa thưởng thì người hứa thường phải thực hiện theo đúng cách thức và phương thức mà mình đã công bố về hứa thưởng
Ví dụ: trong trường hợp hứa thưởng đã thực hiện trên các trang mạng xã hội thì nếu muốn rút lại hứa thưởng thì phải tiến hành cung cấp lại các thông tin thông qua trang mạng xã hội này. Một trong những nội dung nổi bật đối với vấn đề liên quan đến hứa thưởng đó là nếu cá nhân không thực hiện đúng việc hứa thưởng cho một cá nhân khác thì cũng không có bất kỳ chế tài nào được áp dụng xử lý đối với trường hợp không thực hiện việc này.
Cá nhân cũng cần đặc biệt lưu ý rằng việc hứa thưởng hoàn toàn có thể rút lại khi chưa đến thời hạn bắt đầu thực hiện công việc tuy nhiên nếu đã cam kết hoặc đã công bố việc hứa thưởng cho một cá nhân khác ở trên những trang mạng xã hội hoặc những phương tiện khác mà nhiều người biết đến, nếu trong trường hợp không thực hiện được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự uy tín của người hứa thưởng.
3. Pháp luật dân sự quy định về hợp đồng tặng cho tài sản ra sao?
Theo pháp luật dân sự thì có thể hiểu hợp đồng tặng cho tài sản chính là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho sẽ tiến hành giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho và người tặng cho sẽ không yêu cầu bất kỳ việc đền bù hay là phụ thuộc bên được tặng cho có đồng ý nhận hay không. Những tài sản được cá nhân lựa chọn để ký kết hợp đồng tặng cho bao gồm là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Hiện nay, tài sản bao gồm bất động sản và động sản, cụ thể:
+ Đối với bất động sản thì có thể kể đến một số tài sản như đất đai; nhà công trình xây dựng gắn liền với đất và những các tài sản khác gắn liền với đất nhà công trình xây dựng bên cạnh đó là những tài sản khác theo quy định của pháp luật đã ghi nhận;
+ Động sản theo quy định là những tài sản không nằm trong nhóm là bất động sản;
Lưu ý rằng:
Bất động sản, động sản hoàn toàn có thể là tài sản đang tồn tại trên thực tế và cũng có thể hình thành trong tương lai. Hiện nay, các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng tặng cho động sản thì thời điểm có hiệu lực đối với hợp đồng này kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Một số trường hợp động sản phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Trong trường hợp việc tặng cho bất động sản thì theo ghi nhận tại Điều 459 Luật Dân sự năm 2015 thì khi tiến hành tặng cho bất động sản bắt buộc phải thành lập văn bản công chứng, chứng thực và phải tiến hành đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày nay cá nhân khi ký kết hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ ngày cao nhân khi ký kết hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ xác định thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đó là thời điểm tài sản này được đăng ký. Trong trường hợp nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
– Cá nhân hoàn toàn có thể tiến hành tặng cho tài sản có điều kiện. Điều nay, đã được ghi nhận tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc tặng cho tài sản có điều kiện được thể hiện với các nội dung cơ bản sau:
+ Thứ nhất, bên tặng cho hoàn toàn có thể yêu cầu bên được tặng cho phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tiến hành tặng cho. Việc làm này được đánh giá là một trong những thỏa thuận giao dịch giữa các bên với nhau để một bên có thể nhận được những tài sản hoặc giá trị mà bên tặng cho phải thực hiện nếu đạt được. Điều kiện tặng cho sẽ không được vi phạm điều cấm của luật và cũng không được đi trái với đạo đức xã hội, đi ngược thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Thứ hai, đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho nếu bên được tặng cho đã hoàn tất mọi nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện;
-Thứ ba, trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà biết được bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, các bên ký hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện nằm trong sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với nhau. Một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận ban đầu thì bên kia có thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có xảy ra trên thực tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Dân sự năm 2015