Quy định về hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp? Phân biệt giữa hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp?
Trong tình hình kinh tế thị trường biến động rất lớn do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế của các loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh do giãn cách để phòng chống dịch bệnh rất nhiều hoạt động kinh doanh khác bị trì trệ gây ra việc các chủ doanh nghiệp không xoay vòng được nguồn vốn dẫn đến việc công ty phải phá sản. Bên cạnh đó thì công ty có thể lua chọn các hình thức là hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành thay vi phải thực hiện thủ tục phá sản đối với công ty của mình.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp thực hiện việc hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp là rất nhiều nhưng rất ít người có thể phân biệt được rạch ròi giữa hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp có nội dung như thế nào. Vậy pháp
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 điều 200
Do đó, hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất. Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự hay cả thị phần… Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với việc công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn hơn. Ngoài ra việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết.
Bên cạnh đó thì việc chia tách doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp không còn là vấn đề lạ lẫm đối với các chủ thể của doanh nghiệp trong khi có nhu cầu sáp nhập doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, pháp luật chỉ quy định về sáp nhập doanh nghiệp mà không đặt ra điều kiện cùng loại hình; hay khác loại hình. Do đó các doanh nghiệp tham gia sáp nhập có thể là những doanh nghiệp cùng hoặc khác loại hình doanh nghiệp. Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại điều 201 Luật doanh nghiệp:
“Điều 201. Sáp nhập công ty
1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
….
3. Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.“
Từ khái niệm và quy định được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng đặc điểm của sáp nhập doanh nghiệp trong quy định của pháp luật Doanh nghiệp là:
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể theo như quy định của pháp luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập;
Thứ hai, đặc điểm về cách thức thực hiện thì doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản; quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập; thông qua việc ký kết hợp đồng sáp nhập;
Thứ ba, quy định về hậu quả pháp lý, theo như quy định về đặc điểm này thì Doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại kể từ thời điểm doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Không những thế mà việc sáp nhập còn được chia thành doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán; về
Từ những đặc điểm về sáp nhập được và quy định của hợp nhất nêu ra ở trên giúp chúng ta có thể phân biệt được giữa việc sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Bởi vì đây là hai hình thức tổ chức lại doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn nhất khi các doanh nghiệp có nhu cầu hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Chính bởi thế mà trong mục 2 dưới đây tác giả sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về nội dung phân biệt giữ hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp.
2. Phân biệt giữa hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
– Khái niệm của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 200
Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, sát nhập là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
– Hình thức của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Hợp nhất và sáp nhập tuy cùng là cách thức tổ chức lại doanh nghiệp nhưng bản chất pháp lý của chúng không giống nhau:
– Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
– Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Như vậy hệ quả pháp lý của hai hình thức này khác nhau: hợp nhất sẽ tạo ra công ty mới và các công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại còn sáp nhập chỉ công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại và công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại.
– Bản chất của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Do đó, trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc hợp nhất doanh nghiệp thì bản chất của việc hợp nhất này được xác định là do các doanh nghiệp này thực hiện việc góp chung tài sản của công ty. Bên cạnh đó là việc xác lập quyền, nghĩa vụ và lợi ích để thành lập công ty mới và được xác định là công ty hợp nhất.
Nói về bản chất của việc sáp nhập doanh nghiệp thì trong quá trình thực hiện thủ tục sáp nhập thì các chủ sở hữu của công ty cần thực hiện việc chuyển toàn bộ tài sản và quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập và chịu sự quản lý của công ty nhận sáp nhập.
– Hậu quả pháp lý của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Một sự khác biệt lớn nữa trong quá trình hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp được pháp luật doanh nghiệp năm 2020 quy định đó là. Đối với việc Hợp nhất doanh nghiệp tạo ra một doanh nghiệp mới, đồng thời với sự hợp nhất doanh nghiệp đó là việc chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Bên cạnh đó thì hậu quả pháp lý của doanh nghiệp thực hiện sáp nhập doanh nghiệp giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp được sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
– Quyền quyết định của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Bởi vì, việc hợp nhất doanh nghiệp là việc tạo lập ra công ty mới và các công ty thực hiện việc hợp nhất có quyền có quyền quyết định việc điều hành và hoạt động công ty theo tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp mới hợp nhất. Bên cạnh đó thì việc sáp nhập lại không như vậy. Cho nên chỉ có doanh nghiệp được sáp nhập có quyền quyết định trong doanh nghiệp sau khi hợp nhất
– Trách nhiệm pháp lý của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp hợp nhất hưởng các quyền lợi hợp pháp và phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bị hợp nhất
Doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty được sáp nhập
– Đăng ký doanh nghiệp của hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp được hợp nhất phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp được sáp nhập phải tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Từ những quy định của pháp luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định về việc hợp nhất công ty và sáp nhập doanh nghiệp cho nên có thể dựa vào đó để phân biệt về khái niệm, hình thức, bản chất, hậu quả, quyền quyết định, trách nhiệm pháp lý và cả việc đăng ký doanh nghiệp của hai loại hình này cũng được quy định với sự khác biệt rõ rệt. Việc có sự khác biệt đến như vậy là do khi hợp nhất doanh nghiệp thì sẽ tạo ra một doanh nghiệp mới hoàn toàn còn bản chất của sáp nhập là việc một công ty bị sáp nhập vào công ty khác và hoạt động theo như quy định của công ty được sáp nhập.