Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, còn hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa chính người lao động và người sử dụng lao động với nhau về việc làm có trả công, tiền lương, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Vậy phân biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự:
Tiêu chí | Hợp đồng dân sự | |
Luật điều chỉnh | Bộ luật Dân sự 2015 và những luật liên quan tới nội dung thỏa thuận | |
Khái niệm | Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ hợp đồng là sự thoả thuận của giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. | Điều 13 |
Chủ thể giao kết hợp đồng | Người có năng lực hành vi dân sự sẽ có thể tham gia ký kết hợp đồng dân sự, là những người có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (nếu như dưới 18 thì có những quy định riêng về sự chấp thuận của người đại diện pháp luật). Các bên có ký kết hợp đồng dân sự không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân. | Người lao động với người sử dụng lao động. Riêng đối với người lao động là người có độ tuổi chưa đủ 15 tuổi thì phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với chính người lao động chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. |
Mục đích hợp đồng | Hợp đồng dân sự có thể có mục đích sinh lợi hoặc là không có mục đích sinh lợi (ví dụ như hợp đồng tặng, cho). | Thỏa thuận về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, những quyền và nghĩa vụ của mỗi bên ở trong mối quan hệ lao động. |
Hình thức của hợp đồng | Hình thức hợp đồng chính là cách thức thể hiện của hợp đồng. Hình thức thể hiện của hợp đồng sẽ có thể là bằng lời nói, bằng văn bản hay là sẽ bằng hành vi cụ thể. Khi các bên có thỏa thuận giao kết hợp đồng thì tùy từng loại hợp đồng cụ thể sẽ cần đảm bảo tuân thủ đúng quy định về hình thức của chính hợp đồng để hợp đồng không bị vô hiệu. Có những hình thức hợp đồng cụ thể như sau: -Hợp đồng bằng văn bản: + Đây được xem là một hình thức của hợp đồng phổ biến mà có hiệu lực pháp lý cao. + Hợp đồng văn bản có ưu điểm đó là thể hiện rõ ràng, rành mạch những nội dung của hợp đồng thông qua văn viết. + Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản chính là vào thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay là bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. + Hợp đồng bằng văn bản sẽ có thể được giao kết bằng hợp đồng giấy hoặc là hợp đồng điện tử. Cụ thể: ++ Hợp đồng bằng giấy: đây là loại hợp đồng thể hiện bằng ngôn ngữ viết, được trình bày ở trên một chất liệu hữu hình (thường là giấy) nhằm để thể hiện một nội dung xác định mà các bên sẽ có thể đọc, lưu giữ và bảo bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó. ++ Hợp đồng điện tử: đây là hợp đồng được thiết lập ở dưới dạng thông điệp dữ liệu theo đúng những quy định của -Hợp đồng miệng (bằng lời nói): + Đây hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói. + Thời điểm giao kết hợp đồng miệng chính là thời điểm các bên đã thỏa thuận được về nội dung của hợp đồng + Các bên giao kết hợp đồng miệng sẽ có thể thực hiện sẽ trao đổi các nội dung đã thỏa thuận với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc là đã thông qua trao đổi âm thanh trên điện thoại, điện đàm, thông điệp điện tử… nhằm để đi đến thống nhất xác lập, chấm dứt hoặc là thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên. – Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể: + Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng những hành vi. + Hình thức này được thể hiện rất đa dạng. Những hành vi này được thực hiện ngay và sẽ trở thành thói quen phổ biến trong những hoạt động, lĩnh vực liên quan. Tại nơi giao dịch đã được xác lập, hoặc hành vi cụ thể cũng được sử dụng phổ biến ở trong các hoạt động dịch vụ dành cho số đông đại chúng mà bên phía cung cấp dịch vụ đã có quy chế hoạt động rõ ràng và đã được công bố. | – Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản (bằng văn bản giấy hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo đúng những quy định của pháp luật về giao dịch điện tử) – Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói nếu đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng. |
Cơ quan giải quyết tranh chấp | Tranh chấp của hợp đồng dân sự sẽ được giải quyết qua những phương thức sau: -Thỏa thuận hoặc hòa giải giữa hai bên – Qua Tòa án nhân dân có thẩm quyền – Trọng tài thương mại (đối với hợp đồng kinh tế). | Tranh chấp của hợp đồng lao động được giải quyết qua những phương thức sau: -Thỏa thuận hoặc hòa giải giữa hai bên – Qua Hòa giải viên lao động – Qua Tòa án nhân dân có thẩm quyền. |
Phạt vi vi phạm hợp đồng | Mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự sẽ do các bên thỏa thuận và sẽ không bị khống chế bởi Bộ Luật Dân sự. | Mức bồi thường sẽ được xác định dựa trên thiệt hại thực tế. |
2. Những nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự:
2.1. Đối với giao kết hợp đồng dân sự:
Đối với giao kết hợp đồng dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng
Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ giống như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
– Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở là tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Những cam kết, thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Nguyên tắc 3: Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Với mục đích là đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; đồng thời là phải thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực hiện những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ này.
– Nguyên tắc 4: Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến những lợi ích quốc gia, dân tộc hay là đến những lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Nguyên tắc 5: Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
2.2. Đối với giao kết hợp đồng lao động:
Đối với giao kết hợp đồng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc 1: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
+ Tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng để khẳng định vấn đề hợp đồng lao động là kết quả của sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, không bên nào có hành vi ép buộc bên nào giao kết hợp đồng lao động.
+ Bình đẳng là nguyên tắc khẳng định vị thế ngang nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.
+ Thiện chí, hợp tác chính là điều quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động tiến đến với nhau, sẽ cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.
+ Hợp tác chính là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thỏa thuận, bàn bạc giải quyết vấn đề.
– Nguyên tắc 2: Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Nguyên tắc này liên quan nhiều đến việc xác định các nội dung thỏa thuận đưa vào hợp đồng khi mà giao kết hợp đồng lao động với nhau. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong cả suốt quá trình thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.
– Bộ luật Lao động 2019.
THAM KHẢO THÊM: