Giấy khai sinh bản chính và trích lục khai sinh đều là một văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tuy nhiên giữa hai văn bản này vẫn có những điểm khác biệt.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa giấy khai sinh và trích lục khai sinh:
Tiêu chí | Giấy khai sinh | Trích lục khai sinh |
Giống nhau | – Đều là văn bản cùng cung cấp các thông tin về: + Thông tin của người được đăng ký khai sinh, bao gồm có: ++ Thông tin họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; ++ Thông tin về giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; + Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh, bao gồm có: ++ Thông tin về họ, chữ đệm và tên; năm sinh; ++ Thông tin về quốc tịch; dân tộc; nơi cư trú. + Thông tin về số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. – Thời gian thực hiện: + Được giải quyết thủ tục ngay trong ngày; + Trong trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. | |
Thời điểm thực hiện | – Trong thời hạn là 60 ngày kể từ ngày sinh con. – Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vào trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và những bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại khai sinh. | Bất cứ thời điểm nào mà người yêu cầu cấp trích lục khai sinh (sau khi thông tin khai sinh được nhập vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch). |
Thẩm quyền | – Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc là của người mẹ. – Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc là của người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em ở trong các trường hợp sau đây: + Trẻ em được sinh ra ở tại Việt Nam: ++ Có cha hoặc mẹ là công dân của Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; ++ Có cha hoặc mẹ là công dân của Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; ++ Có cha và mẹ là công dân của Việt Nam định cư ở nước ngoài; ++ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc là người không quốc tịch; + Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài mà lại chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: ++ Có cha và mẹ là công dân của Việt Nam; ++ Có cha hoặc mẹ là công dân của Việt Nam. | Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu cấp trích lục khai sinh, gồm: – Cơ quan đăng ký hộ tịch, gồm có: + Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây được gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); + Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây được gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) + Các cơ quan đại diện ngoại giao + Các cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây sẽ gọi là Cơ quan đại diện). -Bộ Tư pháp, – Bộ Ngoại giao – Cơ quan khác mà được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. |
Ủy quyền | Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, là bà, những người thân thích khác thì sẽ không cần phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em | Người yêu cầu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện phải lập văn bản ủy quyền, được chứng thực theo những quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, là cha, mẹ, là con, vợ, chồng, là anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì khi đó văn bản ủy quyền không phải chứng thực. |
Giấy tờ phải nộp | – Tờ khai đăng ký khai sinh (tờ khai được thực hiện theo mẫu pháp luật quy định) – Giấy chứng sinh. Trường hợp mà không có giấy chứng sinh thì phải nộp văn bản của chính người làm chứng xác nhận về việc sinh con; nếu như mà không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. – Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người nước ngoài thì phải nộp thêm | Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu pháp luật quy định. |
Đăng ký vào Sổ hộ tịch | – Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào trong Sổ hộ tịch; – Công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện lấy Số định danh cá nhân. | Không phải thực hiện |
Nộp phí | Được miễn ở trong các trường hợp sau: – Đăng ký khai sinh cho cho người mà thuộc trong gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; – Đăng ký khai sinh đúng hạn của công dân Việt Nam có cư trú ở trong nước. Những trường hợp khác phải nộp lệ phí khi đăng ký khai sinh | Phải nộp phí khai thác, sử dụng các thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch (8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký). |
2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh:
Căn cứ Điều 12
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh;
– Làm hoặc là sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh;
– Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh;
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh;
– Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh;
– Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của giấy khai sinh hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
– Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh;
– Lợi dụng việc đăng ký khai sinh và trích lục khai sinh hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký khai sinh nhằm động cơ vụ lợi, hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
– Người có thẩm quyền quyết định đăng ký khai sinh thực hiện việc đăng ký khai sinh cho bản thân hoặc là đăng ký cho những người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành;
– Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin ở trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
3. Làm giấy khai sinh muộn có bị phạt không?
Căn cứ Điều 15
Đồng thời tại Điều 37
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do chính những cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Cam đoan, làm chứng sai sự thật về vấn đề sinh;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về các nội dung khai sinh;
+ Sử dụng các giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Theo các quy định trên thì có thể thấy pháp luật chỉ quy định về thời gian phải đăng ký khai sinh cho trẻ sau khi được sinh ra, còn về vấn đề phạt hành chính khi đăng ký khai sinh cho trẻ sau thời hạn khai sinh pháp luật quy định thì pháp luật không quy định, cũng có nghĩa là cha mẹ khai sinh cho trẻ muộn hơn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì không bị phạt hành chính.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Hộ tịch.
– Luật Hộ tịch 2014.