Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một trong những giấy phép cần có để doanh nghiệp hoạt động. Vậy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Khác gì với giấy phép kinh doanh?
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
- 2 2. So sánh sự khác biệt với giấy phép kinh doanh:
- 3 3. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh:
- 4 4. Thu hồi giấy phép kinh doanh do không hoạt động:
- 5 5. Xử lý hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh:
- 6 6. Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh:
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 15 Điều 4
Còn giấy phép kinh doanh Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Để so sánh chi tiết các loại giấy tờ trên chúng ta cần căn cứ vào các quy định về ý nghĩa pháp lý, điều kiện cấp; Nội dung của các loại giấy tờ đó, thời hạn cấp; cơ quan có thẩm quyền cấp…
2. So sánh sự khác biệt với giấy phép kinh doanh:
Ý nghĩa pháp lý:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
+ Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh:
+ Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).
Điều kiện cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: theo quy định tại Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
– Giấy phép kinh doanh: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…)
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)
Thủ tục cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh:
+ Đơn xin phép
+ Hồ sơ hợp lệ
+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Thời hạn tồn tại:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.
Quyền của nhà nước:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: đủ hồ sơ, đủ Điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.
3. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh sau đây:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
– Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh; hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp; hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh, các hành vi tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
4. Thu hồi giấy phép kinh doanh do không hoạt động:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có thành lập hai công ty: một công ty do tôi quản lý chính, một công ty do vợ tôi quản lý chính, hai công ty đều đứng tên tôi. Hiện nay, hai vợ chồng tôi ly hôn và vợ tôi sang nước ngoài bỏ mặc công ty đến nay cũng được hơn 1 năm nay và tôi cũng quên công ty đó rồi. Hiện nay, công ty tôi bị sở kế hoạch và thuế gọi đến với ly do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời sẽ bị xử phạt về việc không nộp tờ khai, báo cáo. Vậy, tôi xin hỏi tôi không kinh doanh gì thì có bị phạt thuế không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
“Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, tại điểm c của khoản 1 điều này thì bạn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo bạn trình bày, do bạn không hoạt động nhưng bạn lại không đăng ký hay thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan thuế cũng như sở kế hoạch đầu tư nên cơ quan này vẫn hiểu công ty bạn đang hoạt động.
Việc bạn không nộp tờ khai, báo cáo thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Thông tư 125/2020/TT-BTC dựa trên ngày nộp chậm, đồng thời khắc phục hậu quả theo quy định.
5. Xử lý hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Em hiện đang nhận thầu nhân công các hạng mục xây dựng tại Hà Nội. Trong quá trình làm việc em có sử dụng tên công ty (Công Ty TNHH DỊCH VỤ XÂY DỰNG HANO BUILDING) để làm hợp đồng với tổ đội thi công, gồm ba hợp đồng nhưng chưa đăng ký kinh doanh. Trên nội dung ký biên bản hợp đồng có đầy đủ nội dung điều khoản, trong thời gian thực hiện hợp đồng em vẫn thực hiện đúng theo nguyên tắc thanh toán cho bên tổ đội. Các biên bản hợp đồng này dừng lại ở nội dung trên giấy tờ, em chưa in hóa đơn, chưa làm khuôn dấu.
1. Vậy cho em xin hỏi em có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì hình thức xử lý như thế nào? Ba biên bản này em đã sử dụng trước đây cho ba tổ đội, trong quá trình làm việc do tổ đội không đáp ứng đúng yêu cầu bản vẽ kỹ thuật nên em không thanh toán số tiền còn lại và họ đã chủ động dừng công việc.
2. Vấn đề thứ hai em xin được tư vấn, có một đối tượng từng làm việc cho một trong số ba tổ đội đó xin ở lại làm việc cho em từ ngày 9/4/2016 đến ngày 23/5/2016 theo hình thức khoán sản phẩm và thực hiện trên cam kết viết tay. Vào chiều ngày 23/5 em tạm ứng cho đối tượng 8 triệu tiền mặt và đồng thời thông báo cho đối tượng là sản phẩm chưa đạt em yêu cầu đối tượng chỉnh sửa lại để em thanh toán . Rạng sáng 24/5, đối tượng đã trộm của em một chiếc điện thoại SONY Z3 và 13 tiêu tiền mặt trở về quê ở Huế. Khi phát hiện em đã thương lượng khuyên đối tượng mang trả, nếu không em sẽ tố cáo tại cơ quan công an. Hiện em đã trình đơn tại công an phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy. Khi đối tượng biết em tố cáo đối tượng trước cơ quan nhà nước thì đối tượng cùng một số người trước đây tố cáo em chuyện sử dụng tên công ty chưa có đăng ký kinh doanh với nội dung dùng công ty ảo để chiếm đoạt tiền công của họ. Vậy cho em xin hỏi nếu em có đủ cơ sở chứng minh họ làm ra sản phẩm chưa đạt yêu cầu nên em không thanh toán tiền thì hành vi họ tố cáo em tội chiếm đoạt tiền công của họ sai sự thật thì em có quyền khởi kiện họ tội vu khống không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì khi chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh cần phải đăng ký để được cấp giấy phép kinh doanh theo Khoản 2 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020:
“Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.”
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;“
Bạn bị tố cáo là sử dụng tên công ty chưa có đăng ký kinh doanh, dùng công ty ảo để chiếm đoạt tiền công của họ thì có thể bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 “
Chiếm đoạt tài sản là hành vi nắm giữ, quản lý trái phép tài sản của người khác và đã tạo cho mình khả năng định đoạt, sử dụng trái pháp luật tài sản đó. Nói cách khác, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi chiếm đoạt có thể bằng cách như: lừa đảo, trộm cắp, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, bắt cóc người nhằm mục đích lấy tài sản…
– Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
– Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
– Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu các đối tượng kia có căn cứ chứng minh việc bạn dùng công ty ảo để chiếm đoạt tài sản là số tiền công thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn có đủ cơ sở chứng minh họ làm ra sản phẩm chưa đạt yêu cầu nên bạn không thanh toán tiền cho họ thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 156 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội vu khống như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Một người được cho là phạm tội vu khống nếu có những hành vi sau:
– Đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác như đưa tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này.
– Có hành vi loan truyền tiếp những những thông tin sai sự thật mà người khác đã đưa ra đến người tiếp theo bằng những hình thức khác nhau.
– Tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…) mặc dù thực tế người này không có hành vi đó.
Trong trường hợp này, đối tượng kia đã có hành vi tố cáo bạn trước cơ quan có thẩm quyền vì hành vi vi phạm của bạn nhưng bạn không vi phạm. Như vậy, những tố cáo đó là sai sự thật thì bạn có thể khởi kiện đối tượng đó về tội vu khống.
6. Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Công ty em là công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Hiện công ty em đã có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Hiện công ty em vừa thành lập thêm địa điểm kinh doanh. Khi làm hồ sơ thì bên sở phản hồi phải chuyển đổi giấy phép sang Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì mới lập địa điểm kinh doanh. Em cũng chưa phân biệt rõ Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp nó có khác gì với Giấy phép Kinh doanh hay không. Và quyền lợi cũng như nghĩa vụ của hai loại này là như thế nào. Mong nhận được sự tư vấn của Quý Luật sư. Em xin cảm ơn ạ.
Luật sư tư vấn:
Phân biệt rõ sự khác nhau giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh như sau:
* Khái niệm:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Ý nghĩa pháp lý:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
+ Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh:
+ Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).
* Điều kiện cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
– Giấy phép kinh doanh: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuốc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…)
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)
* Thủ tục cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh:
+ Đơn xin phép
+ Hồ sơ hợp lệ
+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
* Thời hạn tồn tại:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.
* Trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.