Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc xác định một cá nhân nào đó là đồng phạm hay thực hiện hành vi che giấu tội phạm là điều vô cùng quan trọng. Có thể phân biệt đồng phạm với tội không tố giác tội phạm dựa trên một vài căn cứ cơ bản sau đây.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt đồng phạm với tội không tố giác tội phạm:
Theo quy định của pháp luật hình sự, đồng phạm và tội không tố giác tội phạm là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Việc xác định một người là đồng phạm hay che giấu tội phạm có vai trò vô cùng quan trọng, từ đó giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định hình phạt sao cho phù hợp nhất. Có thể phân biệt đồng phạm và không tố giác tội phạm thông qua những tiêu chí cơ bản như sau:
Tiêu chí | Đồng phạm | Tội không tố giác tội phạm |
Về ý thức của người phạm tội | Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì đồng phạm là khái niệm để chỉ từ hai người trở lên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận với nhau về kế hoạch, phân công cho nhau một cách chi tiết và chặt chẽ, sau đó cùng nhau cố tình thực hiện một tội phạm nhất định. | Còn người không tố giác tội phạm là những người biết rõ người phạm tội đang chuẩn bị hoặc đang thực hiện hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế tuy nhiên không tố giác người đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vẫn giữ thái độ im lặng và làm ngơ trước hành vi phạm tội của người đó. Thông thường thì những người không tố giác tội phạm là những người thân của tội phạm, xuất phát từ tình cảm gia đình cho nên họ đã không tố giác những người thân của mình. |
Về hành vi và thời điểm phát hiện hành vi phạm tội | Đồng phạm là khái niệm để chỉ hai người trở lên cùng nhau cố tình thực hiện một hành vi phạm tội vi phạm quy định của pháp luật, vì vậy cho nên những người đồng phạm sẽ nhận thức rất rõ về Ý thức của nhau và hành vi của mình là hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm rất lớn cho xã hội, nhưng vẫn cố tình và mong muốn thực hiện hành vi đó. | Không tố giác tội phạm là việc phát hiện ra hành vi phạm tội sau khi người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội đó trên thực tế, hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội, và thậm chí là hành vi của người đó đã hoàn thành cấu thành tội phạm của bất kỳ một điều luật nào khác. |
Về cách thực hiện hành vi phạm tội | Đồng phạm là những người cố ý cùng nhau thực hiện tội phạm. | Còn người không tố giác tội phạm là những người biết rõ hành vi của người phạm tội tuy nhiên không tố giác hành vi phạm tội của người đó tại cơ quan chức năng. |
Cơ sở pháp lý | Căn cứ pháp lý của đồng phạm hiện nay đang được quy định tại Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 2015. | Còn căn cứ pháp lý của không tố giác tội phạm hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 19 và Điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015. |
Hình phạt | Về hình phạt, theo quy định của pháp luật thì những người đồng phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành. | Còn về hình phạt đối với hành vi không tố giác tội phạm, hoàn toàn có thể bị chịu mức hình phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. |
2. Phân biệt không tố giác tội phạm với che giấu tội phạm:
Đấu tranh, phòng chống tội phạm được xác định là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Những hành vi che giấu tội phạm, dung túng cho người phạm tội, hay việc không trình bảo hành vi phạm tội với cơ quan có thẩm quyền là đều vi phạm pháp luật hình sự, gây cản trở trong công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm, điều này vô hình chung trở thành hành vi tiếp tay cho tội phạm. Tuy nhiên, mỗi loại tội phạm được xác định dựa vào tính chất, đặc điểm và mức độ nguy hiểm khác nhau, điều này dẫn đến trách nhiệm pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu khác nhau tương ứng với mức độ pham tội của họ. Pháp luật hình sự đã ghi nhận tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm riêng biệt, tuy nhiên trên thực tế, còn nhiều ý kiến nhầm lẫn giữa tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm. Ta có thể thấy dằng, hành vi che giấu tội phạm và hành vi không tố giác tội phạm là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Xét ở góc độ pháp lý và các đặc điểm tội phạm thì tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm có những điểm khác biệt như sau:
Tiêu chí | Không tố giác tội phạm | Che giấu tội phạm |
Về căn cứ pháp lý | Căn cứ theo quy định tại Điều 19 và Điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015. | Điều 18 và Điều 389 của Bộ luật hình sự năm 2015. |
Về dấu hiệu | Hành vi thể ở dạng hành động, cụ thể là không tố giác. | Hành vi thể hiện ở dạng hành động, cụ thể là che giấu người phạm tội, các dấu vết và tang vật của tội phạm. |
Về thời điểm | Biết khi tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện. | Biết khi tội phạm được thực hiện trên thực tế. |
Về mức độ nguy hiểm cho xã hội | Mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội che giấu tội phạm. | Mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn tội không tố giác tội phạm. |
Về hình phạt | Cao nhất là 03 năm tù. | Cao nhất là 05 năm tù, trong trường hợp có tình tiết lợi dụng chức vụ và quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm thì cao nhất là 07 năm tù. |
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đồng phạm với tội không tố giác tội phạm:
Thứ nhất, trong quá trình giải quyết vụ án đồng phạm với tội không tố giác tội phạm, ngoài việc xác định có hay không có hành vi phạm tội, thì cần cai cần tập trung làm rõ trách nhiệm hình sự là trọng tâm, các cơ quan tiến hành tố tụng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần tập trung làm rõ vai trò, chế tài xử phạt áp dụng cho mỗi người đồng phạm trong cùng một vụ đồng phạm, từ đó khắc phục được tình trạng bản án kháng cáo kháng nghị và bị huỷ do việc đánh giá sai vai trò của người đồng phạm, quyết định hình phạt không phù hợp.
Thứ hai, trước những vẫn để khó khăn, hoặc bất đồng quan điểm về xác định tội danh vai trò, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm với tội không tố giác tội phạm, cần tăng cường trao đổi, bàn bạc thống nhất giữa các thành viên hội đồng thẩm phán ngay từ giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu tài liệu và các tài liệu có liên quan đến lúc nghị án, tranh thủ ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp để có nhận định, đánh giá chính xác nhất. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác xây dựng án lệ về các vụ án đồng phạm để có sự vận dụng phù hợp, đúng đắn và thống nhất.
Thứ ba, làm tốt hơn nữa công tác tổng kết thực tiễn gắn với công tác thống kê liên quan đến các vụ án đồng phạm với tội không tố giác tội phạm, làm cơ sở để tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án đồng phạm, và công tác nghiên cứu khoa học luật hình sự liên quan đến đồng phạm với tội không tố giác tội phạm.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội, tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tê khó khăn, tình hình trật tự an toàn xã hội phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế. Hướng dẫn giải thích rõ ràng các quy định mới của pháp luật nói chung về Luật hình sự các quy định về chê định đồng phạm nói riêng để người dân kịp thời nắm chắc và từ đó chủ động phòng ngừa tội phạm, tránh những vi phạm pháp luật đáng tiếc do thiêu kiên thức pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).