Phân biệt đối xử là một vấn nạn của xã hội diễn ra trong hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động. Hành vi phân biệt đối xử nơi làm việc là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt đối xử là gì? Phân biệt đối xử nơi làm việc?
1.1. Phân biệt đối xử là gì?
Phân biệt đối xử là hành vi đối xử bất công bằng, thiên vị giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa nhóm người này với nhóm người khác dựa trên các đặc điểm như giới tính, tuổi tác, dân tộc, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình dục, xu hướng tình dục, nguồn gốc xã hội hoặc bất kỳ đặc điểm cá nhân hoặc nhóm nào khác.
Phân biệt đối xử có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng, tuyển dụng, nhà ở, kinh doanh, quảng cáo, quy định pháp luật và các quyền lợi xã hội khác. Việc phân biệt đối xử có thể gây ảnh hưởng đến vật chất và tinh thần của người bị phân biệt đối xử do sự bất công hạn chế quyền và cơ hội, gây tổn thương tinh thần và vật chất cho những người bị phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là một vấn đề nghiêm trọng và không được chấp nhận trong xã hội, không bằng và công lý. Tại nhiều quốc gia đã thiết lập luật pháp và chính sách nhằm ngăn chặn và xử lý hành vi phân biệt đối xử bảo vệ quyền của các cá nhân và nhóm bị ảnh hưởng.
1.2. Phân biệt đối xử tại nơi làm việc?
Chị Minh ở Ninh Bình có gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia như sau: Chào Luật sư tôi có vấn đề thắc mắc sau đây mong Luật sư giải đáp: Tôi là người theo Đạo giáo, tôi có đi phỏng vấn ở vị trí giáo viên dạy tiếng Anh cho một trung tâm dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học, nhưng bên tuyển dụng xem xét hồ sơ và thông báo với tôi hồ sơ không đạt tiêu chuẩn, tôi có hỏi lý do thì người ta bảo với tôi rằng không nhận nhân viên theo đạo do yêu cầu của phụ huynh. Tôi rất bất bình với điều này, không biết rằng như vậy có được xét vào trường hợp phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng hay không và tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Cảm ơn chị Minh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia về vấn đề của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 8 Điều 3
– Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi ưu tiên, hoặc loại trừ, phân biệt dựa trên các đặc điểm về nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, giới tính, độ tuổi, chủng tộc, màu da, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hoặc tình trạng nhiễm HIV có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
– Nếu do yêu cầu đặc thù của công việc hoặc người sử dụng lao động có các hành vi nhằm duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ các lý do này không bị xem là phân biệt đối xử nơi làm việc.
Như vậy, việc trung tâm tiếng Anh từ chối tuyển dụng bạn vì lý do là bạn theo Đạo giáo có thể coi là một hành vi phân biệt đối xử trong lao động. Do công việc giảng dạy không có yêu cầu người giảng dạy không được phép theo đạo vì vậy không thể xem đây là yêu cầu đặc thù của công việc.
2. Biểu hiện của phân biệt đối xử nơi làm việc
Một số biểu hiện phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể bao gồm:
– Thứ nhất, đối xử bất công bằng: Những người ít tuổi có thể bị coi thường hoặc không được đánh giá một cách khách quan công bằng so với những người lớn tuổi hoặc đang ở vị trí quan trọng hơn.
– Thứ hai, có sự thiên vị: Một nhóm cụ thể được ưu ái hơn những nhóm khác, dẫn đến sự kỳ thị và sự không công bằng trong việc phân công công việc hoặc cơ hội thăng tiến.
– Thứ ba, tạo ra môi trường làm việc không an toàn: Một nhóm cụ thể có thể bị kỳ thị hoặc bị gây bất lợi trong việc sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động hoặc điều kiện làm việc.
– Thứ tư, sự bất bình đẳng trong các mối quan hệ tại nơi làm việc: Một người hoặc một nhóm cụ thể có thể bị xem thường, khinh bỉ, đánh giá một cách tiêu cực hoặc không nhận được sự tôn trọng từ các đồng nghiệp hoặc cấp trên.
– Thứ năm, phân biệt đối xử có hai hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Biểu hiện của phân biệt đối xử trực tiếp khá rõ ràng nó xảy ra khi có sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi rõ ràng dựa trên một hoặc nhiều nguyên nhân. Ví dụ, tin tuyển dụng chỉ “ưu tiên nam” được xem là phân biệt đối xử trực tiếp.
Biểu hiện của phân biệt đối xử gián tiếp là những hành vi, ứng xử có vẻ trung lập nhưng hệ quả thực tế lại tác động tiêu cực đến những người thuộc một nhóm nhất định. Về bản chất phân biệt đối xử gián tiếp rất khó nhận biết do tính chất ẩn giấu của nó, vì thế để giải quyết vấn đề này là một nhiệm vụ khó khăn.
3. Ảnh hưởng của việc phân biệt đối xử tại nơi làm việc
Phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể có nhiều ảnh hưởng đối với người sử dụng lao động và người lao động.
– Thứ nhất, giảm năng suất lao động: việc phân biệt đối xử đúng mực tại nơi làm việc không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả mà còn đóng góp vào sự hài lòng và tăng cường động lực của người lao động. Nếu giữa những người lao động không được đối xử công bằng, dẫn đến giảm năng suất làm việc và sự không đồng lòng hoặc bất đồng trong nhóm làm việc.
– Thứ hai, ảnh hưởng đến động lực và sự cam kết: Khi nhân viên không cảm thấy được tôn trọng và công bằng, họ có thể mất đi động lực và những cam kết với công việc. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu tác phong công việc, hiệu suất làm việc thấp hơn và khó khăn trong việc giữ chân nhân viên tài năng.
– Thứ ba, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc: Phân biệt đối xử tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng, không thoải mái và không an toàn. Nhân viên bị phân biệt sẽ cảm thấy bị tổn thương, thiếu tự tin và từ đó chất lượng kết quả công việc cũng bị giảm sút.
– Thứ tư, ảnh hưởng đến hình ảnh công ty: Nếu một công ty không tuân thủ nguyên tắc phân biệt đối xử đúng mực, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, điều này còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hình ảnh và uy tín công ty. Việc phân biệt đối xử có thể được công chúng biết đến thông qua tin tức, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút và giữ chân người lao động, và đồng thời cũng gây tổn hại đến mối quan hệ giữa công ty đó với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
– Thứ năm, ảnh hưởng đến sự khả năng tư duy, sáng tạo của người lao động: Phân biệt đối xử có thể ngăn chặn sự đa dạng và sáng tạo trong công ty. Khi người lao động không cảm thấy được đánh khách quan và tôn trọng dựa trên khả năng và đóng góp của họ, họ có thể không muốn đưa ra ý kiến mới, không muốn chia sẻ ý tưởng hay không muốn tham gia vào quá trình đổi mới và cải tiến của công ty.
Vì vậy, để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của công ty, phân biệt đối xử đúng mực tại nơi làm việc là rất quan trọng bởi chỉ khi đối xử công bằng và tôn trọng tất cả các thành viên trong nơi làm việc mới đảm bảo một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Để được như vậy công ty cần xây dựng một quy chế đối xử công bằng, tôn trọng và thoải mái cho tất cả người lao động để khuyến khích sự đóng góp và tăng cường hiệu suất làm việc. Đối xử đúng mực tại nơi làm việc bao gồm việc đảm bảo tôn trọng, công bằng, công việc hợp tác và tạo một môi trường làm việc thoải mái và an toàn cho tất cả mọi người. Cụ thể về việc đối xử đúng mực tại nơi làm việc có thể là đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được đối xử công bằng, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo hoặc tình trạng hôn nhân của họ. Ngoài ra, việc tôn trọng quyền riêng tư và không xâm phạm không gian cá nhân của người khác cũng là một yếu tố quan trọng trong phân biệt đối xử đúng mực tại nơi làm việc.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: