Phân biệt khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm? Phân biệt căn cứ áp dụng đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm? Phân biệt về thời điểm đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm? Phân biệt về thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm? Phân biệt hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm?
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, thì thẩm phán được phân công giải quyết có thể quyết đình chỉ phúc thẩm vụ án dân sự hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm định. Đây là hai hoạt động có bản chất, tính chất, đặc điểm cũng như các hậu quả pháp lý khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin để phân biệt đình chỉ phúc thẩm vụ án dân sự và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm.
1. Phân biệt khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm
Đình chỉ xét xử phúc thẩm là việc
Đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm là việc
2. Phân biệt căn cứ áp dụng đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm
Về đình chỉ phúc thẩm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thì căn cứ áp dụng được quy định tại Điều 289
– Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tức nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan đó. Nếu hai căn cứ này phát sinh ở giai đoạn phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, còn nếu hai căn cứ này phát sinh ở giai đoạn sơ thẩm mà tòa án sơ thẩm không phát hiện và chỉ đến khi phúc thẩm Tòa án phúc thẩm mới phát hiện ra thì Tòa án phúc thẩm phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
– Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;, khi đó Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo, Viện Kiểm sát đã rút kháng nghị.
– Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị; tương tự như trên thì Tòa án phúc thẩm đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị trong bản án phúc thẩm.
Đình chỉ xét xử phúc thẩm tại phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể:
“Điều 312. Đình chỉ xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 289 của Bộ luật này.
2. Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án có người khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị.”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 289
Theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này”, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án sơ thẩm mà Tòa án cấp sơ thẩm không phát hiện ra những căn cứ quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và vẫn xét xử vụ án theo thủ tục chung nhưng Tòa án cấp phúc thẩm khi giải quyết lại vụ án đã phát hiện ra vụ án có một trong những căn cứ theo quy định nên phải đình chỉ giải quyết vụ án và hủy bản án sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được bị đơn đồng ý theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
3. Phân biệt về thời điểm đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm
Như ở trên đã viết, thì đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể được diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc trong phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.
Đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm diễn ra trong phiên tòa phúc thẩm nếu phát hiện căn cứ đình chỉ quy định tại Điều 311 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đây chính là một trong những quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm.
4. Phân biệt về thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm
Tại Khoản 2 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.”
Như vậy, theo quy định này thì thẩm quyền quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc về Thẩm phán được phân công là chủ tọa phiên tòa nếu việc đình chỉ diễn ra trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Còn thẩm quyền quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án sẽ thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm việc đình chỉ xét xử diễn ra sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Và tại Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về thẩm quyết quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm sẽ thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Còn thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ do Hội đồng xét xử quyết định. Như vậy, thấy sự khác biệt rõ ràng về thẩm quyền giữa đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm, khi một bên thẩm quyền thuộc về Thẩm phán chủ tọa và Hội đồng xét xử phúc thẩm còn một bên thẩm quyền chỉ thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm.
5. Phân biệt hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm
Đình chỉ xét xử phúc thẩm làm chấm dứt hoạt động xét xử phúc thẩm của Tòa án, tức việc phúc thẩm bản án sẽ không được thực hiện nữa, từ đó làm phát sinh hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Khi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Tòa án sẽ ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, văn bản này có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm. Sau khi ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện Kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị.
Đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm sẽ dẫn đến hủy bản án sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm, điều này làm chấm dứt quá trình tố tụng dân sự, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên theo quyết định được tuyên trong bản án, quyết định của bản án cấp sơ thẩm(Điều 311 Bộ luật Tố tụng Dân sự), điều này gần giống như việc hủy bỏ toàn bộ quá trình tố tụng được tiến hành từ cấp sơ thẩm, coi như không có chuyện giải quyết ở cấp sơ thẩm đã xảy ra. Sau khi bị đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm, thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục chung nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.