Phân biệt đăng ký giao dịch bảo đảm và đăng ký tài sản theo các tiêu chí: khái niệm, các trường hợp đăng ký, mục đích đăng ký, ...
Căn cứ pháp lí:
Qui định pháp luật về nội dung pháp luật và trình tự, thủ tục đăng kí giao dịch bảo đảm hiện được quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm,
Qui định pháp luật về nội dung pháp luật và trình tự, thủ tục đăng kí tài sản tùy vào loại tài sản pháp luật yêu cầu phải đăng kí quyền sở hữu sẽ được ghi nhận tại văn bản pháp luật chuyên ngành:
– Đăng kí quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở: Luật Đất đai 2013, Luật nhà ở năm 2014, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
– Đăng kí tàu biển: Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký, mua, bán tàu biển
– Đăng kí xe: Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe…
1. Về bản chất:
Đăng ký giao dịch bảo đảm là hoạt động ghi vào sổ đăng ký các giao dịch, hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trình tự, thủ tục luật định nhằm đảm bảo hiệu lực của các giao dịch bảo đảm hoặc có hiệu lực đối với người thứ ba.
Đăng ký tài sản là việc cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký hiện trạng của tài sản, xác nhận chủ sở hữu của tài sản đó và công nhận bằng một loại giấy tờ nhất định (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở…)
Ví dụ: đối với đăng ký bất động sản, cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký bất động sản hiện trạng của bất động sản và việc thay đổi, chấm dứt, hạn chế quyền đối với bất động sản nhằm mục đích công nhận và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đăng ký bất động sản.
2. Các trường hợp cơ bản:
Có các trường hợp đăng kí giao dịch bảo đảm như:
– Đăng ký giao dịch cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, …
– Đăng ký các hoạt động đang thực hiện như: mua trả chậm trả dần, thuê tài sản tự nhiên ( trừ thuê nhà ở, thuê quyền sử dụng đất,…)
– Đăng ký kê biên tài sản
Có các trường hợp đăng ký tài sản như:
– Đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các bất động sản
– Đăng ký phương tiện xe cơ giới, tàu bay, tàu biển
3. Về mục đích:
Mục đích đăng ký tài sản:
– Xác nhận hiện trạng ( ví dụ: kích thước, chất lượng…)
– Xác nhận quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và các chủ thể khác liên quan. Công khai hóa thông tin về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc của cá nhân, tổ chức đăng kí tài sản
Mục đích:
– Công khai hóa giao dịch bảo đảm.
– Xác định thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm
>>> Luật sư