Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành.
Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba đó. Người thứ ba đó trong trường hợp này gọi là người thế quyền, trở thành người có quyền, được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi quyền yêu cầu được chuyển giao.
Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người thứ ba đó. Người thứ ba gọi là người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của người có quyền trong phạm vi nghĩa vụ đã được xác định.
Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ dân sự được quy định cụ thể tại Mục 4, chương XVII – Những quy định chung về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, “Bộ luật dân sự năm 2015”. Hai hành vi này đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao. Khi đó, người có quyền trước/người có nghĩa vụ trước sẽ chấm dứt mối quan hệ với người có nghĩa vụ/người có quyền và không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu) hay của người thế nghĩa vụ (đối với hành vi chuyển giao nghĩa vụ dân sự). Về hình thức chuyển giao, thì việc chuyển giao quyền yêu cầu hay chuyển giao nghĩa vụ đều được thể hiện bằng văn bản hay lời nói (theo quy định tại Điều 310, 316 “Bộ luật dân sự 2015”). Tuy nhiên, về cơ bản giữa hai hành vi này có một số điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, về đối tượng có quyền chuyển giao:
Trong chuyển giao quyền yêu cầu, bên có quyền là người có quyền chuyển giao. Đối với chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì bên có nghĩa vụ là người có quyền chuyển giao.
Thứ hai, về nguyên tắc việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ dều phải thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ đã được xác định. Tuy nhiên người chuyển quyền phải
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong khi đó, chuyển giao nghĩa vụ buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền. Quy định này rất phù hợp vì trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của một bên có được đảm bảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Người thực hiện nghĩa vụ khi chuyển giao nghĩa vụ phải đảm bảo cho người kế thừa nghĩa vụ đó có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi người có quyền đồng ý, việc chuyển giao mới có thể được thực hiện. Người chuyển giao nghĩa vụ không cần thông báo cho người có quyền.
Thứ ba, về hiệu lực của biện pháp bảo đảm
Nếu chuyển giao quyền yêu cầu mà quyền yêu cầu có biện pháo bảo đảm thực hiện nghĩa vụ kèm theo thì biện pháp bảo đảm được chuyển giao sang người thế quyền. Tuy nhiên, đối với chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, nếu nghĩa vụ thực hiện có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó đương nhiên chấm dứt (trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác).
Như vậy, giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự có những khác biệt căn bản kể trên. Khi thực hiện hành vi chuyển giao, các bên chủ thể cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật để việc chuyển giao có hiệu lực; đảm bảo quyền lợi, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
– Trách nhiệm dân sự do thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: