Trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều thành tựu được ghi nhận. Khi nền kinh tế phát triển, vấn đề giao lưu, mua bán, hợp tác ngày càng trở nên phổ biến. Cùng bài viết phân biệt chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh:
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4
Như vậy, mặc dù trong quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm chủ thể kinh doanh nhưng trên cơ sở quy định về kinh doanh có thể hiểu, chủ thể kinh doanh chính là bất kể các đối tượng, bao gồm các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình,…. thực hiện việc kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trong bất kể ngành nghề hay lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Hoạt động kinh doanh được thực hiện có thể bao gồm các công việc, hoạt động từ khâu đầu tư, sản xuất cho đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.
2. Chủ sở hữu doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 của
Như vậy, có thể thấy mặc dù trong quy định của pháp luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể về chủ sở hữu doanh nghiệp, tuy nhiên, đối chiếu với quy định của
3. Phân biệt giữa chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp:
Trên cơ sở khái niệm về chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp đã được đề cập ở trên có thể nhận thấy được về bản chất, chủ thể kinh doanh là khái niệm có tính bao quát và bao trùm cả về chủ thể doanh nghiệp. Bởi lẽ, về bản chất, đó đều là những chủ thể thực hiện các hoạt động về kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh nói chung hay chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng đều có những đặc trưng cơ bản giống nhau sau đây:
Thứ nhất, cả chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp đều có một điểm chung giống nhau đó chính là thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp. Điều này thể hiện qua việc hoạt động kinh doanh mà các chủ thể này thực hiện được coi là công việc mang tính chất lâu dài, ổn định và tạo ra thu nhập.
Thứ hai, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp đều diễn ra trên thị trường, đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
Thứ ba, chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách thường xuyên, liên tục và độc lập.
Thứ tư, các hoạt động kinh doanh mà chủ thể kinh doanh nói chung và chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng thực hiện đều cùng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, sinh lời
Tuy nhiên, không phải tất cả chủ thể kinh doanh đều được xác định là chủ sở hữu doanh nghiệp, có thể phân biệt chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp ở những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, chủ thể kinh doanh đa dạng hơn chủ sở hữu doanh nghiệp về đối tượng thực hiện. Cụ thể chủ thể kinh doanh bao gồm cả chủ sở hữu doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh,…Không phải tất cả các chủ thể kinh doanh đều bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ bao gồm những đối tượng là tổ chức, cá nhân có thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Là những tổ chức, cá nhân có tên trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, trên cở sở những nội dung này có thể xác định chủ thể kinh doanh có phạm vi lớn hơn và bao hàm cả về chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các đối tượng là tổ chức, cá nhân chỉ cần đáp ứng được yếu tố thực hiện hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục và phát sinh lợi nhuận đều có thể được đánh giá là chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, để được coi là chủ sở hữu doanh nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng được các điều kiện pháp lý nhất định liên quan như phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với việc xác định tư cách là chủ thể kinh doanh của bạn
Theo quy định tai Điều 4 Luật doanh nghiệp về kinh doanh như sau:
“Điều 4
………..
21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”
Như vậy, dựa trên cơ sở các quy định trên có thể xác định, chủ thể kinh doanh hiểu một cách chung nhất chính là các đối tượng, bao gồm các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình,…. thực hiện việc kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trong bất kể ngành nghề hay lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Bao gồm các công việc, hoạt động từ khâu đầu tư, sản xuất cho đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.
Đối chiếu với quy định này với hoạt động mà bạn đang thực hiện có thể thấy: Thông qua cửa tiệm của mình, bạn đang thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ một cách thường xuyên, liên tục, tạo ra lợi nhuận. Do đó, có thể khẳng định, bạn được xem là chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật
Thứ hai, về việc xác định chủ sở hữu doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
“Điều 4
………
10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Bên cạnh đó,
“Điều 158
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Như vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp chính là chủ sở hữu của doanh nghiệp, có thể là cá nhân, pháp nhân những người đứng trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ 3 quyền năng cơ bản của một chủ sở hữu nói chung đó là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hay nói cách khác là quyền thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp.
Theo đó, có thể thấy, giữa chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp có một điểm chung lớn nhất đó chính là thực hiện hoạt động kinh doanh, nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, đặc thù để một chủ thể là cá nhân, tổ chức có thể trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp là những người này phải thực hiện việc thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Được ghi nhận là chủ sở hữu của doanh nghiệp qua việc có tên trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, đối chiếu với những điểm đặc thù này có thể thấy, mặc dù bạn cũng có thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện tại bạn chưa thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, chưa có tên ghi trên Giấy phép thành lập doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn chưa thể được xác định là chủ sở hữu doanh nghiệp