Quy định về che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm được đề cập như thế nào trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành? Bài viết dưới đây sẽ giúp phân biệt rõ hơn về che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:
1.1. Che giấu tội phạm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể về che giấu tội phạm như sau:
– Người nào mặc dù không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã có hành vi nhằm che giấu người phạm tội, giấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác trong việc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
– Người Che giấu tội phạm được xác định là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì sẽ không cần phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
1.2. Không tố giác tội phạm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định đối với hành vi không tố giác tội phạm như sau:
– Người nào đã biết rõ tội phạm hiện đang được chuẩn bị hoặc đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
– Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người không tố giác được xác định là người bào chữa thì không phải chịu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc đối với các tội khác được cơ quan có thẩm quyền xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Trong trường hợp này, thì chủ thể sẽ là người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:
Giống nhau:
Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm được xác định là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện hành vi này đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.
Khác nhau:
Tiêu chí | Che giấu tội phạm | Không tố giác tội phạm |
Nhận thức của người thực hiện hành vi | Người đang thực hiện hành vi không biết biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội. | Người thực hiện hành vi mặc dù biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra nhưng vẫn không tố giác tội phạm |
Hành vi cụ thể | – Người thực hiện hành vi thực hiện các hành vi nhằm che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm – Cản trở đối với việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội của cơ quan có thẩm quyền
| Không thực hiện việc tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền. |
Chủ thể | – Bất kỳ ai mà có năng lực trách nhiệm hình sự -Tại quy định ở khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể đối với người che giấu tội phạm được xác định là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì sẽ không cần phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. | – Chủ thể của tội phạm này được xác định là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. -Theo qy định tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm dược xác định trong đó bao gồm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên thì những người này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên. |
Thời điểm phạm tội | Sau khi người đó biết được có hành vi tội phạm đã được thực hiện | Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác có thể là gia đoạn sắp thực hiện phạm tội, đang thực hiện phạm tôội hoặc đã xảy ra việc thực hiện phạm tội |
Căn cứ pháp lý | theo quy định tại Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 | theo quy định tại Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015 |
Hình phạt | – Xuất hiện trong các phạm như tội tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản – Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù được xác định từ 06 tháng đến 05 năm
| – Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù được xác định từ 06 tháng đến 03 năm – Nếu trường hợp có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt |
3. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:
Chào Luật sư: Tôi là Chính ở Nghệ An có câu hỏi muốn gửi tới Luật sư.
Tôi có một người cháu trai ruột năm nay 27 tuổi không chịu khó làm ăn mà suốt ngày ăn chơi lêu lổng, phá phách cùng một đám thanh niên trong xóm chạc tuổi cháu tôi. Bố mẹ cháu hiện tại đều sinh sống ở nước ngoài, tôi thì cũng già yếu nên chỉ biết ngậm ngùi nhìn cháu phá phách chứ không nói được gì. Gần đây, tôi có nghe thấy cháu cùng 3 đứa bạn trao đổi với nhau để trộm cắp tài sản của ông Minh – một người trong xóm và rất giàu có. Tôi đang băn khơn không biết có nên đi báo đến cơ quan chức năng về sự việc này hay không? Nếu trường hợp tôi không báo cho chơ quan công an thì tôi có bị làm sao không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bà, chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18, 19 Bộ luật Hình sự đối với những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về cả hai tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.
Tuy nhiên, đối với Tội không tố giác tội phạm còn có thêm người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như vậy, đối với trường hợp này thì nếu bạn không báo lên cơ quan có thẩm quyền thì bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự việc đi quá xa thì bạn nên báo hành vi của cháu bạn lên cơ quan có thẩm quền để ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra một cách kịp thời.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
THAM KHẢO THÊM: