Cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức đều là các loại cấu thành tội phạm khi xác định để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy phân biệt cấu thành tội phạm vật chất và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt cấu thành tội phạm vật chất và hình thức:
Tiêu chí | Cấu thành tội phạm vật chất | Cấu thành tội phạm hình thức |
Khái niệm | Cấu thành tội phạm vật chất chính là cấu thành tội phạm mà có những dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc về mặt khách quan của tội phạm, là hành vi khách quan và có hậu quả thiệt hại do hành vi này gây ra. Để xác định được về hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra thì cần phải chứng minh giữa hành vi khách quan và cả hậu quả thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau. | Cấu thành tội phạm hình thức chính là cấu thành tội phạm có duy nhất của một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm, là một hoặc các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội chính là hành vi gây thiệt hại hoặc là có khả năng gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. |
Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra | Là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, về tài sản hoặc làhậu quả phi vật chất. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do chính hành vi phạm tội gây ra, thì có thể sẽ chia hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thành bốn mức như sau: hậu quả ít nghiêm trọng; hậu quả nghiêm trọng và hậu quả rất nghiêm trọng; hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó: – Hậu quả ít nghiêm trọng chính là thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra ở mức không lớn cho xã hội. – Hậu quả nghiêm trọng chính là thiệt hại lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản và thiệt hại phi vật chất khác. – Hậu quả rất nghiêm trọng chính là thiệt hại rất lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và cả thiệt hại phi vật chất khác. – Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và cả thiệt hại phi vật chất khác. | Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc là hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho những quan hệ xã hội mà đã được Bộ luật hình sự bảo vệ và được thể hiện ở dưới dạng hành động hoặc là không hành động. Trong đó: – Hành động phạm tội chính là làm một việc mà pháp luật về hình sự cấm không được làm. Ví dụ như: cướp tài sản (Điều 133 của Bộ luật hình sự). – Hành vi phạm tội được thực hiện ở dưới dạng không hành động chính là trường hợp không làm một việc hoặc các việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như là các hành vi: không cứu giúp người mà đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (tại Điều 102 Bộ luật hình sự hiện hành); không tố giác tội phạm (ở Điều 314 Bộ luật hình sự) . Các tội pham có cấu thành hình thức chính là những tội phạm đã được quy định tại khoản 1 của các Điều từ 78 – 84, từ 86-91, 133, 134… của Bộ luật hình sự hiện hành. |
Mối quan hệ nhân quả | Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do chính hành vi phạm tội gây ra chính là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm mà có cấu thành vật chất. Theo quy định của pháp luật, thì sẽ chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả mà có quan hệ nhân quả khi: – Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước một hoặc các hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Đây chính là căn cứ đầu tiên cần thiết cho việc thực hiện kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả và ở trên thực tế khi mà kiểm tra căn cứ này thì trong vụ án cụ thể, nếu như không thoả mãn căn cứ thì sẽ không có khả năng tồn tại quan hệ giữa hành vi và hậu quả. – Hành vi trái pháp luật sẽ phải chứa đựng khả năng thực tế mà làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho toàn xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là một sự hiện thực hoá khả năng thực tế đã làm phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp luật đã làm. Hành vi trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả chính là một hệ quả trực tiếp của hành vi. Cũng cần lưu ý rằng, ở trong quan hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật được coi chính là nguyên nhân, tuy giữ một vai trò quyết định đối với sự phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp luật đã làm. Hành vi trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả chính là một hệ quả trực tiếp của hành vi. Cũng cần lưu ý rằng, ở trong quan hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật được coi chính là nguyên nhân, tuy giữ một vai trò quyết định đối với sự phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối với hậu quả đó xảy ra hay không và xảy ra như thế nào sẽ còn phải phụ thuộc vào những “điều kiện” nhất định như là khắc phục, cứu chữa kịp thời… | Không có |
Thời điểm hoàn thành của tội phạm | Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất sẽ được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra. | Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức sẽ được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả ở trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự. |
2. Ý nghĩa của vấn đề cấu thành tội phạm vật chất và hình thức trong pháp luật hình sự:
Xác định cấu thành tội phạm là vật chất hay hình thức là bước quan trọng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó chính là cơ sở để định tội danh cho người phạm tội, xác định được khung hình phạt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. Cụ thể như sau:
2.1. Là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự:
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ đã thực hiện hành vi được quy định ở trong Bộ luật hình sự hiện hành. Nếu như hành vi đó có đầy đủ các dấu hiệu để xác định cấu thành tội phạm thì có nghĩa hành vi phạm tội đó đã được quy định trong luật hình sự và chính người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Vì vậy, để xác định cấu thành tội phạm được xem là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là một điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.
2.2. Là cơ sở pháp lý định tội danh:
Định tội danh là việc xác định hành vi đã thực hiện phạm tội cụ thể ở trong Bộ luật hình sự hiện hành. Muốn định tội danh chính xác thì người áp dụng luật hình sự phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm đã được quy định.
Thực chất, việc xác định tội danh chính là quá trình xác định hành vi thỏa mãn về các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành. Do đó, cấu thành tội phạm chính là căn cứ pháp lý để xác định tội danh. Chỉ có thể căn cứ vào cấu thành tội phạm mà đã được quy định thì mới có thể định tội danh của người phạm tội.
2.3. Là cơ sở pháp lý để xác định khung hình phạt:
– Xác định khung hình phạt chính là xác định hành vi phạm tội đã thỏa mãn cấu thành tội phạm có thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc là giảm nhẹ hay không và thuộc chính xác của khung hình phạt nào. Trong trường hợp này thì việc cấu thành tội phạm tăng nặng hay là giảm nhẹ sẽ là cơ sở pháp lý để xác định khung hình phạt.
– Nếu các tình tiết phạm tội phù hợp với khung hình phạt tăng nặng hoặc là giảm nhẹ thì áp dụng khung hình phạt có dấu hiệu định khung của hình phạt đó. Trong trường hợp mà không có tình tiết nào phù hợp với dấu hiệu định khung hình phạt thì áp dụng khung hình phạt cơ bản.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.