Phân biệt cấp ngân sách với đơn vị dự toán ngân sách nhà nước? Cấp ngân sách là gì? Đơn vị dự toán ngân sách nhà nước là gì? Cấp ngân sách với đơn vị dự toán ngân sách nhà nước khác nhau thế nào?
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trong quá trình sử dụng thì phải đảm bảo tính thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Do đó việc phân cấp ngân sách và đơn vị dự toán ngân sách nhà nước để quản lý nguồn ngân sách Nhà nước. Vậy cấp ngân sách là gì? Đơn vị sự toán ngân sách là gì? Dưới đây là bài viết phân tích về vấn đề này:
Căn cứ pháp lý:
Luật ngân sách Nhà nước năm 2015
Thông tư 99/2018/TT-BTC Thông tư hướng dẫn lập
Mục lục bài viết
1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Căn cứ vào Khoản 10 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 thì “Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách”.
Cấp ngân sách bao gồm: ngân sách địa phương và ngân sách trung ương
Theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 thì:
– Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
– Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Phân biệt cấp ngân sách và đơn vị dự toán ngân sách
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo quy định của điều 4
Tiêu chí | Cấp ngân sách | Đơn vị dự toán |
Vị trí, tư cách | Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước – Là bộ phận cơ bản cấu thành của hệ thống NSNN. | Là một cơ quan, đơn vị được nhà nước thành lập hay thừa nhận – thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao, được nhận kinh phí từ ngân sách cấp để thực hiện nhiệm vụ đó. Là bộ phận cấu thành của thành của một cấp NS. được cấp ngân sách của mình phân bổ giao dự toán để quản lý sử dụng. Riêng ngân sách xã vừa là cấp NS vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng NS – dưới nó không có đơn vị dự toán. |
Thẩm quyền | Gồm quyền quyết định, phân bổ, quản lý, giám sát kiểm tra NS của các đơn vị dự toán thuộc cấp mình trên cơ sở được phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho NS cấp mình | Quyền sử dụng ngân sách được giao, quyền quản lý giám sát đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. |
Phạm vi thu chi | Rộng: nguồn thu có được từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn thu quan trọng từ thuế – Chi cho nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau, mức độ chi lớn. | Thu hạn chế – chỉ từ một và nguồn được phân giao chủ yếu quản lý sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp để chi cho một nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công hay đối tượng trực thuộc đơn vị mình |
Quyền chủ động và trách nhiệm đối với NS | Mức độ tự chủ cao có quyền quyết định, quyền điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình. Tự bảo đảm cân đối ngân sác cấp mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi được phân cấp và tình hình thực tế hoạt động thu của ngân sách cấp mình. | Mức độ tự chủ không cao, mọi hoạt động thu chi phải theo dự toán được phân bổ, chỉ được thay đổi dự toán NS khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Được NS bảo đảm đúng số kinh phí theo dự toán được giao. |
Chủ thể quản lý | Hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước – hệ thống các cơ quan tài chính các cấp . | Thủ trưởng đơn vị và bộ phận tài chính kế toán của đơn vị; |
Số lượng | Có 4 cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền. | Có nhiều đơn vị dự toán ngân sách – trong một cấp ngân sách có đơn vị dự toán cấp I – cấp II, cấp 3 dưới cấp III . Riêng cấp xã không có đơn vị dự toán. |
3. Cơ cấu của cấp ngân sách và đơn vị dự toán ngân sách
3.1 Cơ cấu cấp ngân sách
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
+ Ngân sách trung ương
– Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
– Ngân sách trung ương gồm các đơn vị dự toán của các cơ quan trung ương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tổ chức xã hội thuộc trung ương, tổ chức đoàn thể trung ương,…).
+ Ngân sách địa phương
– Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
– Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương , bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn.
3.2 Cơ cấu đơn vị dự toán ngân sách
Đơn vị dự toán ngân sách gồm đơn vị dự toán ngân sách cấp I, II,III
Trong đó đơn vị dự toán ngân sách cấp I, bao gồm: Các Bộ, ngành và các tổ chức tương đương tại trung ương; Các sở, ban ngành và các đơn vị tương đương thuộc cấp tỉnh; Các đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện thuộc đối tượng phải lập và nộp
Trong quá trình thực hiện thẩm định quyết toán ngân sách Nhà nước đơn vị dự toán ngân sách cấp I có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán ngân sách (gồm đơn vị mình và đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Ngoài ra đơn vị dự toán cấp 1 còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Tiếp nhận báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo bổ sung thông tin tài chính từ các đơn vị kế toán trực thuộc, chịu trách nhiệm kiểm soát đối với báo cáo đã nhận của các đơn vị kế toán trực thuộc.
– Lập Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính theo quy định của Thông tư này. Đối chiếu chỉ tiêu số liệu trên các báo cáo đã lập đảm bảo chính xác, khớp đúng.
– Gửi báo cáo cho KBNN đồng cấp để phục vụ cho lập Báo cáo tài chính nhà nước (đối với đơn vị thuộc cấp trung ương và cấp tỉnh) hoặc lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện (đối với đơn vị thuộc cấp huyện).
Đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan tài chính đồng cấp phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu quyết toán theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm quyết định việc giao nhiệm vụ cho đơn vị kế toán trung gian cấp dưới lập báo cáo tài chính tổng hợp, cụ thể như sau:
– Đơn vị dự toán cấp 1 tại trung ương có thể quyết định tổ chức một hay nhiều cấp đơn vị kế toán trung gian lập báo cáo tài chính tổng hợp. Đơn vị dự toán cấp 1 tại địa phương (tỉnh, huyện) chỉ tổ chức tối đa một cấp đơn vị kế toán trung gian lập báo cáo tài chính tổng hợp.
– Việc giao nhiệm vụ cho đơn vị kế toán trung gian cấp dưới lập báo cáo tài chính tổng hợp phải phù hợp với mô hình tổ chức, yêu cầu quản lý của đơn vị và các quy định hiện hành. Đơn vị kế toán trung gian cũng đồng thời là đơn vị dự toán cấp trên trong trường hợp đơn vị kế toán trung gian được đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán NSNN và chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách cho đơn vị cấp dưới.
Việc xác định đơn vị trung gian để giao nhiệm vụ lập báo cáo tài chính tổng hợp hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 04 “Xác định đơn vị kế toán trung gian lập báo cáo tài chính tổng hợp”.
Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.
Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể thế nào đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III, mà chỉ có đơn vị kế toán cấp trung gian. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC:
– Đơn vị kế toán trung gian 1 là đơn vị kế toán cấp trên, trực thuộc trực tiếp đơn vị dự toán cấp 1, trong đơn vị kế toán trung gian 1 có thể bao gồm các đơn vị kế toán trung gian 2 và đơn vị kế toán cơ sở cấp dưới trực thuộc trực tiếp.
– Đơn vị kế toán trung gian 2 là đơn vị kế toán cấp trên, trực thuộc trực tiếp đơn vị kế toán trung gian 1, trong đơn vị kế toán trung gian 2 gồm các đơn vị kế toán cơ sở cấp dưới trực tiếp.
Trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 tổ chức nhiều hơn 2 cấp đơn vị kế toán trung gian thì các đơn vị vận dụng việc tổng hợp số liệu theo nguyên tắc và phương pháp tổng hợp tại Thông tư này.