Phân biệt phương pháp lãnh đạo theo tình huống và phương pháp lãnh đạo theo chức năng. Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tổ chức công sở 9 điểm.
Phân biệt phương pháp lãnh đạo theo tình huống và phương pháp lãnh đạo theo chức năng. Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tổ chức công sở 9 điểm.
A. MỞ BÀI
Quản lý nhà nước công sở có năm chức năng cơ bản, bao gồm: kế hoạch, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó chức năng lãnh đạo, quản lý là hết sức quan trọng, cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, làm nền cho hành chính nhà nước ngày càng phát triển. Chức năng lãnh đạo là việc hướng dẫn, điều chỉnh, chỉ huy người khác cùng mình hoặc tự họ làm một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Xét theo khía cạnh quản lý hành chính nhà nước với quan điểm về công sở thì có ba phương pháp lãnh đạo quản lý, đó là: phương pháp lãnh đạo quản lý theo tình huống, phương pháp lãnh quản lý theo chức năng và phương pháp lãnh quản lý theo hệ thống. Trong bài tập học kì lần này, em xin trình bày vấn đề: “Phân biệt phương pháp lãnh đạo theo tình huống và phương pháp lãnh đạo theo chức năng”
B. THÂN BÀI
I. Phương pháp lãnh đạo theo tình huống:
Phương pháp lãnh đạo theo tình huống là một trong những phương pháp quản lý công sở phổ biến hiện nay.
Cơ sở thực hiện: Đây chính là sự hợp lý các hành động của nhà lãnh đạo quản lý trong quá trình hoạt động điều hành. Các tình huống cụ thể do thực tiễn yêu cầu đặt ra đòi hỏi các nhà quản lý phải giải quyết. Đó là sự phù hợp giữa hành vi của một người lãnh đạo với cấp dưới của mình, đối với từng tình huống cụ thể cần xem xét. Định hướng được hành vi của tình huống đặt ra và phải xác định được các yếu tố có ảnh hưởng tới các hành vi quản lý cùa mình. Phải tạo ra một môi trường làm việc có hiệu quả thiết lập được kỹ luật và trật tự cần thiết trong tổ chức.
Khái niệm: Phương pháp lãnh đạo theo tình huống là việc các nhà lãnh đạo, quản lý căn cứ vào tình huống cụ thể do thực tiễn đặt ra, định hướng cho hành vi của mình, thực hiện quản lý có hiệu quả.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp quản lý, lãnh đạo theo tình huống: trình độ của cán bộ công chức, nhu cầu riêng của cán bộ công chức, phương thức ra quyết định, các quan hệ nội bộ, tính cách và năng lực của nhà lãnh đạo, nhiệm vụ được giao và cấu trúc của nó, nguồn gốc quyền lực của người lãnh đạo.
Qua đó ta thấy được mỗi yếu tố có một ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động quản lý, lãnh đạo theo tình huống. Tuỳ theo trình độ của từng nhân viên, cán bộ trong tổ chức mà nhà lãnh đạo có cách phân công các công việc phù hợp với họ, từ đó tạo ra năng suất công việc cao hơn. Hiểu được nhu cầu nguyện vọng của từng nhân viên hoặc từng nhóm nhân viên trong tổ chức, từ đó giúp nhà lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định phù hợp, đúng với yêu cầu của công việc được giao đồng thời giải quyết tốt được mối quan hệ trong tổ chức.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568