Phạm vi và đối tượng áp dụng Luật đấu thầu 2013. Lựa chọn hình thức đấu thầu. Quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào ban biên tập Luật Dương Gia xin giải đáp giúp câu hỏi: Đối với doanh nghiệp tư nhân có vốn tự có muốn đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình thương mại của công ty có cần phải xin chủ trương từ tỉnh, để có quyết định chấp thuận chủ trương đó hay không? Hay là công ty tự ra quyết định đầu tư sửa chữa. Xin giải đáp giúp.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 1, Điều 2
Theo như bạn trình bày, doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp tư nhân có vốn tự chủ muốn sửa chữa, nâng cấp công trình thương mại của công ty nhưng bạn không nói rõ là công ty bạn có phần vốn góp của nhà nước hay không? Có sử dụng phần vốn góp của Nhà nước hay không?
Trường hợp 1: Công ty bạn có ít nhất 30% vốn góp của nhà nước hoặc dưới 30% và trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư dự án thì bắt buộc phải áp dụng theo quy định của Luật đấu thầu và phải có sự cho phép của người có quyết định đầu tư.
Trường hợp 2: Có phần vốn góp của nhà nước nhỏ hơn 30% và dưới 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư dự án thì không cần áp dụng theo Luật đấu thầu, tự đơn vị ra quyết định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan đơn vị dựa trên nhu cầu của đơn vị ra quyết định đề tiến hành sửa chữa, nâng cấp.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp không có vốn góp nhà nước (vốn góp nhà nước là 0%) bạn có thể lựa chọn có hoặc không áp dụng đấu thầu. Nếu lựa chọn thì bắt buộc áp dụng theo quy định của Luật đấu thầu, không cần xin ý kiến chủ trường của tỉnh nhưng bắt buộc phải xin cấp giấy phép xây dựng.
1. Đối tượng áp dụng Luật đấu thầu 2013 ?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi bên Luật Dương Gia có quy trình về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đối với các Tập đoàn hoặc Công ty tư nhân không có vốn nhà nước không? Nếu có Luật Dương Gia có thể cho tôi xin phai để tham khảo. Cám ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
Hình thức đấu thầu áp dụng bắt buộc đối với các dự án của cơ quan nhà nước hoặc có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ:
– Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
– Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
– Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu 2013 có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
– Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
– Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
– Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
– Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
– Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
– Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất
– Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Điểm c, Khoản 1, Điều 1 và Khoản 44, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định, dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản 44, Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013.
Vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Việc xác định dự án có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu cần căn cứ phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án.
Nếu phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước chiếm dưới 30% và không quá 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Căn cứ khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu 2013 quy định đối tượng áp dụng của Luật đấu thầu:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
…
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Như vậy, đối với các doanh nghiệp tư nhân không sử dụng vốn nhà nước thì có thể lựa chọn theo hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu nhà đầu tư mà không áp dụng bắt buộc.
2. Phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013
Phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013 được quy định tại Luật Đấu thầu 2013 như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;
4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.