Quy định về khởi kiện vụ án dân sự? Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự Vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu? Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự?
Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản được ghi nhận bởi hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền khởi kiện vụ án dân sự để có thể thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định. Trong một sô trường hợp vượt quá phạm vi khởi kiện được tiến hành theo quy định nào? để hiểu thêm về Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự? Vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu? mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Quy định về khởi kiện vụ án dân sự
1.1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.( Theo Điều 186
Căn cứ dựa theo quy định trên thì các cá nhân khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thì họ cá khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. theo đó quyền khởi kiện của nguyên đơn phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ. Nếu không có năng lực hành vi thì phải thông qua người đại diện hợp pháp của họ.
1.2. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
Tại Điều 187. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Theo đó đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sư theo quy định của pháp luât thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. hay trong các trường hơp đối với những cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ sẽ làm đơn khởi kiện vụ án.
Như vậy, Tất cả các nguyên đơn đều phải tự mình thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án theo quy định, hoặc có thể nhờ người khác hay người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án theo quy định. Và thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự dựa trên các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định
2. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự Vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu?
Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn cụ thể và chi tiết tại
Tại Điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về phạm vi khởi kiện như sau:
Điều 188. Phạm vi khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Đồng thời Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn về phạm vi khởi kiện đó là:
Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác;
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng thời, A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất đó.
b) Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.”
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồng thời, A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã hết thời hạn cho thuê.
3. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự
3.1. Đối tượng thực hiện
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. – Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
3.2. Cách thức thực hiện
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án
3.2. Thành phần và số lượng hồ sơ
Đơn khởi kiện và tài liệu liên quan
Các tài liệu bao gồm:
– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp nếu là pháp nhân.
Tùy loại việc mà có thêm các tài liệu sau:
+ Vụ án dân sự, kinh tế: giấy tờ nhà, đất, hợp đồng, di chúc…
+ Vụ án hôn nhân gia đình:
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)…
3.4. Thời hạn giải quyết
+ Xem xét đơn khởi kiện
– Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
+ Giải quyết vụ việc
– Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
+ Đối với các vụ án dân sự và hôn nhân gia đình thì thời hạn giải quyết là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
+ Đối với các vụ án kinh doanh thương mại và lao động thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
+Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự? Vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.