Phạm vi điều chỉnh thường được đặt vào ngữ cảnh cụ thể để xác định nội dung nói. Pháp luật cũng có phạm vi điều chỉnh riêng, điều chỉnh được hành vi của các chủ thể tham gia vào xã hội. Nhờ có phạm vi điều chỉnh giúp cho việc áp dụng pháp luật hiệu quả.
Mục lục bài viết
1. Phạm vi điều chỉnh là gì?
Để hiểu rõ về khái niệm trên, cùng tìm hiểu thế nào là phạm vi và điều chỉnh.
– Phạm vi là gì?
Theo từ điển đưa ra phạm vi là một danh từ, có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Hán là bao vây, khuôn phép. Qua đó cho thấy về giới hạn mà ta cần xác định để thực hiện công việc hay lựa chọn, quyết định thực hiện trên thực tế. Hiểu đơn giản phạm vi là trong một khoảng được giới hạn của một hoạt động, một vấn đề hay một cái gì. Từ các ngữ cảnh thực tế, chúng ta có thể khái quát phạm vi thành giới hạn thực tế.
– Điều chỉnh là gì?
Điều chỉnh là động từ nhằm chỉ vấn đề được sắp xếp lại cho đúng, cho tốt, phù hợp hơn. Phải có sự thay đổi theo mục đích, định hướng đề ra để tìm kiếm hiệu quả, sự phù hợp.
Từ nghĩa của phạm vi và điều chỉnh có thể hiểu phạm vi điều chỉnh là giới hạn mối quan hệ, sự vật, sự việc được điều chỉnh cụ thể. Ở đó xác định và khoanh vùng nhóm đối tượng, các công việc trên thực tế. Thông thường nhằm tác động hoặc thực hiện mục đích quản lý sao cho hiệu quả.
Gắn vào các chủ đề hay hoạt động cụ thể, ta sẽ xác định được thế nào là phạm vi điều chỉnh. Trong bài luận này, cùng tìm hiểu về phạm vi điều chỉnh của pháp luật.
Thông qua các phạm vi điều chỉnh được quy định cụ thể mà các hoạt động được thực hiện có tổ chức, mang lại hiệu quả quản lý. Các quy phạm được xây dựng, được thừa nhận và áp dụng có hiệu quả trong xã hội.
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật:
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật là giới hạn của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật. Khi đó, xác định giới hạn, các tính chất cũng như tiếp cận điều chỉnh cụ thể. Không phải tất cả các quan hệ xã hội đều được pháp luật tiếp cận và điều chỉnh. Phải xem xét sự cần thiết và ý nghĩa thực tế của các quy phạm đó trong mục đích tiếp cận, tác động đến đối tượng quan hệ xã hội.
Các quan hệ xã hội thường rất đa dạng, phong phú và được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác nhau. Cũng xác định nhiều hình thức điều chỉnh khác ngoài quy phạm pháp luật. Đặc điểm cơ bản nhất giúp phân biệt, đó là quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung trong hoạt động quản lý nhà nước.
+ Có quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán.
+ Có quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức, tôn giáo.
Các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật thì mới được coi là quan hệ pháp luật. Như vậy, phạm vi được xác định trong hoạt động điều chỉnh, mang đến quy phạm pháp luật.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Phạm vi điều chỉnh tiếng Anh là Scope.
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật tiếng Anh là Scope of the law.
3. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật là gì?
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật là Giới hạn của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật. Khi đó, phải xác định được pháp luật sẽ điều chỉnh các ngành, lĩnh vực ở mức độ như thế nào? Khi đó, nhà nước lựa chọn triển khai để mang đến chất lượng từ quản lý cho đến điều hành đất nước.
Các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật thì mới được coi là quan hệ pháp luật. Cũng như phải xem xét đến mục đích, ý nghĩa đặt ra pháp luật. Khi đó, việc đặt ra quyền và nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể mới công bằng, hiệu quả.
Các ngành luật cụ thể:
Trong tổng thể các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật thì mỗi nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được điều chỉnh bằng quy phạm của mỗi ngành luật tương ứng. Nhà nước triển khai từng nhóm ngành trong đặc thù hoạt động, tổ chức quản lý riêng. Các cơ quan nhà nước cũng có sự phân công quyền lực, phối hợp để thực hiện đồng bộ hiệu quả quản lý.
Các ngành luật khác nhau được chia làm những nhóm chính:
– Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản. Trong đó, có nhiều ngành luật được xây dựng, nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực dân sự;
– Luật hình sự quy định về các loại hình phạt và tội phạm;
– Luật tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.
– Luật tố tụng dân sự cũng điều chỉnh, xác định các quyền lợi, nghĩa vụ cho các chủ thể trong hoạt động dân sự. Từ đó giúp các chủ thể được bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp, xung đột,…
Ở đây, các ngành luật triển khai trên các chức năng của hoạt động quản lý nhà nước. Công dân phải tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, họ cũng được quyền tự do thỏa thuận, xác lập giao dịch trên cơ sở quy định pháp luật. Nhà nước kiểm soát các quyền lực ở mức tương đối. Người dân vẫn có các quyền tự quyết định, tự định đoạt để tìm kiếm các lợi ích, giá tri riêng.
Ranh giới giữa các ngành luật trong điều chỉnh quan hệ xã hội:
Tuy nhiên, sự phân định ranh giới giữa các ngành luật đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Bởi các vụ việc, sự kiện trên thực tế nhiều khi không diễn ra đơn giản trong một quan hệ xã hội cụ thể. Mà có sự ràng buộc, tác động và điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, phải kết hợp, chọn lọc phù hợp các quy tắc, quy định pháp luật điều chỉnh trong trường hợp ấy.
+ Có những quan hệ xã hội được điều chỉnh đồng thời bởi một số ngành luật.
+ Cũng có quy phạm của một ngành luật được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội tương tự. Ví dụ như luật lao động cũng được áp dụng đối với quan hệ trong lĩnh vực học nghề…
4. Một số ví dụ về phạm vi điều chỉnh:
Bài viết xin đưa ra một số ví dụ cụ thể về phạm vi điều chỉnh của một số bộ luật hiện hành. Qua đó cho thấy các khía cạnh triển khai và phân công, quản lý quyền lực trong hoạt động nhà nước.
Phạm vi điều chỉnh của
+ Là địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân.
+ Quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, Phạm vi điều chỉnh được xác định đối với các quan hệ dân sự.
Trong dân sự, các bên có một quyền hạn đặc trưng là tự do thỏa thuận. Các bên được thỏa thuận, thống nhất và xác lập nội dung các quyền, nghĩa vụ tương ứng. Chỉ cần các nội dung đó không trái với nguyên tắc, quy định pháp luật hiện hành.
Phạm vi điều chỉnh của
+ Quy định tiêu chuẩn lao động. Các tiêu chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc. Hoặc các quyền lợi, nghĩa vụ và đặc điểm tiêu chuẩn khác để lao động có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật về lao động.
+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Mở ra phạm vi, từ đó triển khai trách nhiệm, quyền hạn và yêu cầu trong quan hệ lao động.
+ Quản lý nhà nước về lao động. Nhà nước thực hiện quản lý chung, hướng đến chất lượng, quyền lợi tốt nhất cho người lao động. Vừa bảo vệ các quyền lợi cơ bản, vừa xác định nghĩa vụ của người lao động.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005:
– Là các hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
Các hoạt động này được xác định diễn ra chính, chủ yếu và thúc đẩy sự đa dạng của hoạt động thương mại.
– Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như:
+ Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại;
+ Giải thể và phá sản doanh nghiệp.
Các hoạt động này nhằm thực hiện quản lý nhà nước về thương mại. Giúp tổ chức, điều chỉnh và tác động đến các chủ thể, lĩnh vực kinh doanh thương mại trên thị trường.
Phạm vi điều chỉnh của
Quy định đối với:
+ Chế độ hôn nhân và gia đình;
+ Chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình;
+ Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Từ đó đảm bảo hiệu quả quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau. Mối quan hệ hôn nhân và gia đình có thể tác động, quyết định đến quyền lợi và nghĩa vụ thực tế trong các quan hệ xã hội khác.
Đối với
– Phạm vi điều chỉnh quy định về tổ chức, tính chẩt hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp được thành lập dưới các hình thức bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
– Quy định về nhóm công ty.