Bảo lãnh là gì? Phạm vi bảo lãnh và thù lao bảo lãnh theo Bộ luật dân sự?
Thuật ngữ “Bảo lãnh” là một trong những thuật ngữ được biết đến trong quá trình mà cá nhân, tổ chức thực hiện các hình thức bảo đảm của mình, nói theo các khác thì bảo lãnh là một phần nằm trong hình thức bảo đảm. Hiện nay, bảo lãnh suất hiện trong các giao dịch dân sự là rất nhiều và rất phổ biến, bởi lẽ nó phổ biến là vì các giao dịch dân sự này các được thiết lập và được các bên giao kết rất nhiều cho nên cần một người đứng ra để thực hiện việc bảo lãnh nhằm mục đích buộc các bên tham gia vào quá trình giao kết phải thực hiện đầy đủ về nghĩa vụ của mình nếu không thì người có nghĩa vụ bảo lãnh phải có nghĩa vụ thực hiện việc bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh trong giao dịch dân sự.
Cho dù, bảo lãnh rất phổ biến và rất dễ được bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các giao dịch dân sự nhưng mà không mấy ai biết hết về phạm vi bảo lãnh và người có nghĩa vụ bảo lãnh đó có được trả thù lao bảo lãnh theo Bộ luật dân sự hay không thì còn rất mơ hồ về vấn đề này. Vậy, pháp luật quy định về phạm vi bảo lãnh và thù lao bảo lãnh theo Bộ luật dân sự như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Bảo lãnh là gì?
Theo quy định của
Từ quy định trên về khái niệm bảo lãnh thì có thể khẳng định rằng việc các bên tham gia vào giao dịch dân sự hoặc ký kết các hợp đồng dân sự cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó thì việc bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh phải được thành lập văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Ngoài ra thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực khi thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định về việc này. Trong quá trình thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh, theo đó bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Song pháp luật cũng không có quy định về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà việc này được xác lập chỉ khi các bên có thỏa thuận với nhau.
Như vậy, có thể hiểu bảo lãnh là hành vi cam kết của người thứ ba thay cho bên thực hiện nghĩa vụ đối với một cá nhân hay tổ chức khác. Theo đó, nếu bên có nghĩa vụ đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà không tiến hành hoặc thực hiện không đúng thì bên bảo lãnh sẽ phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đó theo đúng với cam kết.
Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng cho phép việc nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ. Trường hợp này các cá nhân phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Bên có quyền có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Đối tượng của bảo lãnh được xác định dưới góc độ pháp lý đó là các cam kết của người bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay thế cho người nhân bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người nhận bảo lãnh cần phải tuân thủ các quy định của luật định đó chính là việc người bão lãnh muốn được thực hiện việc bảo lãnh thì trước hết người này phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
2. Phạm vi bảo lãnh và thù lao bảo lãnh theo Bộ luật dân sự
Phạm vi bảo lãnh được xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối vối bên nhận bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ.
Vì xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể nên quan hệ pháp luật dân. sự thường rất đa dạng và phong phú. Trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ dân sự nói riêng, các chủ thể thỏa thuận để ràng buộc với nhau rất nhiều quyền cũng như nghĩa vụ. Thậm chí từ một nghĩa vụ ban đầu có thể làm phát sinh nhiều nghĩa vụ khác.
Tại Điều 336 Bộ luật Dân sự có quy định về phạm vi bảo lãnh, theo đó khi bạn bảo lãnh cho em họ bạn tại tổ chức tín dụng thì phạm vi bảo lãnh sẽ như sau:
“Điều 336. Phạm vi bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”
Từ quy định tại điều luật trên thì, nguyên tắc của việc bảo lãnh được xác định là, quyền của bên nhận bảo lãnh có được thỏa mãn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bên bảo lãnh. Như vậy thì phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu không có thỏa thuận gì về vấn đề này thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh; đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại. Như vậy, phạm vi bảo lãnh gồm bao nhiều phần so với tổng giá trị của nghĩa vụ chính tùy thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh. Trên cơ sở đó thì trong trường hợp mà nghĩa vụ được bảo lãnh từ người bảo lãnh được xác định là sẽ phát sinh trong tương lai thì theo như quy định tại Điều này thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi cá nhân là người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động mà cụ thể vấn đề này được quy định tại Khoản 4 Điều 336
Cũng theo như Bộ luật này quy định về bảo lãnh thì cũng có nhắc đến thù lao trong quá trình bảo lãnh được xác định dựa trên việc bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh thực hiện thỏa thuận trước đó về số tiền này. Tuy nhiên, xét về bản chất của quan hệ bảo lãnh giữa các bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh theo như quy định thì bên bảo lãnh phải thay thế bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền. Quy định về thù lao bảo lãnh được quy định tại Điều 337 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thù lao: “Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận” .
Do đó, trong quan hệ bảo lãnh, được quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 thì đối với việc bên bảo lãnh muốn hưởng thù lao thì chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng có quy định về một số trường hợp pháp luật có quy định về mức phí bảo lãnh thì các chủ thể phải tuân theo. Trong mọi hoạt động bảo lãnh đa phần để được đảm bảo tính chặt chẽ cũng như nghĩa vụ thực hiện, các bên sẽ quy định mức thù lao trong hợp đồng bảo lãnh với nhau, đây được xem như một nghĩa vụ mà các bên bắt buộc phải tuân thủ. Theo đó, bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về phạm vi bảo lãnh và thù lao bảo lãnh theo Bộ luật dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về bảo lãnh khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!