Không phải trường hợp nào hành vi xâm hại đến tính mạng con người cũng được cấu thành tội giết người. Trong một số trường hợp, do hành vi của người phạm tội chưa hoàn thành nên được xem là giết người chưa đạt. Vậy phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tội giết người chưa đạt?
Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Áp dụng vào trường hợp giết người, phạm tội giết người chưa đạt là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác nhưng do nguyên nhân khách quan mà không thực hiện được đến cùng, không gây ra hậu quả chết người.
Ví dụ:
+ A dùng dao đâm B nhiều nhát với mục đích tước đoạt tính mạng. Tuy nhiên, B được người khác can ngăn kịp thời và đưa đi cấp cứu nên không chết.
+ C rình rập và dùng dao tấn công D. D phản ứng kịp thời, chống trả và khiến C bỏ chạy.
+ Ông A lợi dụng thời cơ xâm nhập vào nhà ông B để giết ông B vì tư thù cá nhân. Tuy nhiên, vì sức khỏe không tốt và trong bóng tối nên ông A đâm dao không trúng vào chỗ hiểm nên ông B chỉ bị thương tật chứ không chết. Thì hành vi này của ông A vẫn được xem là giết người. Dù rằng hậu quả chết người không xảy ra trên thực tế những hành vi giết người của ông A đã thực hiện đến giai đoạn cuối cùng.
Tính chất nguy hiểm:
Tội phạm giết người chưa đạt tuy chưa gây ra hậu quả chết người nhưng vẫn là hành vi xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Thể hiện sự côn đồ, hung hãn và nguy hiểm của người phạm tội.
2. Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
– Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật Hình sự hiện hành về các tội phạm tương ứng tùy theo :
+ Tính chất của hành vi;
+ Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi;
+ Mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ¾ mức phạt điều luật quy định. Có thể hiểu rằng, nếu A giết B nhưng B lại không chết vì một số lý do khách quan. Tuy nhiên, mức hình phạt dành cho A lại rơi vào khung hình phạt tù chung thân theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, thì lúc này A sẽ được xác định tội theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự, lúc này A sẽ phải chịu hình phạt tù không quá 20 năm. Tuy nhiên, nếu hình phạt của A là tù có thời hạn thù lúc này khi xác định mức hình phạt thì A sẽ phải chịu mức phạt không quá ¾ mức phạt theo quy định của bộ luật này.
Nếu người phạm tội dưới 18 tuổi:
Căn cứ theo Điều 101, Điều 102 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất với hành vi giết người không đạt là không quá 9 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Nếu tù thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Người người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với hành vi giết người đạt là không quá 4 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Ví dụ về trường hợp phạm tội giết người chưa đạt:
Một người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, có ý định giết người và đã chuẩn bị hung khí. Tuy nhiên, do bị phát hiện nên hành vi chưa thực hiện được.
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ, độ tuổi của người phạm tội mà sẽ có các mức hình phạt khác nhau dành cho các tội phạm.
3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích và tội giết người chưa đạt:
Xét về mục đích của hành vi:
– Tội cố ý gây thương tích: Mục đích chỉ là gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, không có ý định tước đoạt tính mạng.
– Tội giết người chưa đạt: Mục đích là tước đoạt tính mạng của người khác, nhưng không thực hiện được đến cùng.
Xét về hậu quả mà hành vi gây ra:
– Tội cố ý gây thương tích: Gây tổn hại đến sức khỏe của người khác với các tỷ lệ thương tích cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Tội giết người chưa đạt: Nạn nhân không chết.
Xét về yếu tố lỗi ý thức:
– Tội cố ý gây thương tích:
+ Cố ý trực tiếp: Mong muốn gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Cố ý gián tiếp: Biết hành vi của mình có thể gây tổn hại đến sức khỏe của người khác nhưng vẫn thực hiện.
– Tội giết người chưa đạt: Cố ý trực tiếp, mong muốn tước đoạt tính mạng của người khác.
Về hình phạt:
+ Tội cố ý gây thương tích: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
+ Tội giết người chưa đạt: Điều 15, Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Ví dụ:
+ Tội cố ý gây thương tích: A dùng dao đánh B gây thương tích với tỷ lệ 11%.
+ Tội giết người chưa đạt: C dùng dao đâm D với mục đích giết chết D, nhưng D được người khác can ngăn kịp thời nên chỉ bị thương nặng.
4. Phân tích tội giết người chưa đạt:
4.1. Yếu tố lỗi:
– Lỗi cố ý:
+ Lỗi cố ý trực tiếp:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội.
– Thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Ví dụ:
A dùng dao đâm B với mục đích tước đoạt tính mạng của B.
+ Lỗi cố ý gián tiếp:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
– Thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.
Ví dụ:
A lái xe với tốc độ cao, nhận thức rõ việc này có thể gây nguy hiểm cho người khác. A vẫn tiếp tục lái xe với tốc độ cao và không quan tâm đến hậu quả. Hậu quả là A đâm vào B khiến B tử vong.
4.2. Mặt khách quan của tội giết người chưa đạt:
Là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý. Nếu nạn nhân tự ý tước đoạt đi mạng sống của chính mình thì lúc này sẽ rơi vào tội tự sát hoặc tự tử. Nếu trong quá trình giằng co với tội phạm mà lỡ có hành động vượt quá giới hạn thì lúc này lại rơi vào tội vượ quá giưới hạn phòng vệ chính đáng.
4.3. Mặt chủ quan của tội giết người chưa đạt:
– Lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.