Quy định về tội dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác? Xử phạt đối với người phạm tội khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác?
Trong quy định của pháp luật Việt Nam có thể thấy việc áp dụng xử phạt cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hình sự phải là người do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, tức là người phạm tội phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong khi thực hiện tội phạm. Đặc biệt, trong trường hợp phạm tội khi trong tình trạng dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì buộc người đó phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng với mức độ vi phạm mà người đó đã thực hiện. Vậy, pháp luật đã quy định như thế nào về phạm tội khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác?
1. Quy định về tội dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Căn cứ theo Điều 13
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó có thể thấy, việc sử dụng rượu bia quá đà sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh của con người làm cho con người có thể rơi vào tình trạng say xỉn, mất kiểm soát với những hành động của mình.
Trên thực thế chúng ta thấy rằng có không ít càng trường hợp uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích nhẹ thì làm cho con người bị say, ngủ gục tại chỗ, còn nặng thì có thể là không kiểm soát được hành động dẫn đến đánh nhau gây mất trật tự, có thể là giết người, đối với sử dụng chất kích thích thì nhiều trường hợp bị gây ra ảo giác mà tự sát hại mình, gia đình và cả nhũng người xung quan một cách tàn ác. Đối với người tham gia giao thông khi sử dụng rượu bia rất nguy hiểm, nhiều trường hợp xảy ra tai nạn không đáng có từ nguyên nhân uống rượu, bai, sử dụng chất kích thích nhưng vẫn tham gia điều khiển phương tiện… mà theo pháp luật thì những tội danh này bắt buộc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy mà pháp luật đã quyết định đưa ra riêng một điều luật quy định về tội sử dụng rượu bia, chất kích thích khác để hạn chế lại những hành vi này
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy là
2. Xử phạt đối với người phạm tội khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự quy định về phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác:
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Luật hình sự nước ta không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. Vì trước đó họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng “say” nên họ có lỗi.
Say rượu là một hiện tượng không bình thường trong xã hội, là một thói xấu trong sinh hoạt, việc bắt người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tội phạm do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn say rượu.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu người phạm tội không có lỗi trong việc uống rượu và như vậy họ cũng không có lỗi trong việc say rượu sẽ được thừa nhận là không có năng lực trách nhiệm hình sự vì đó là một loại thuộc trường hợp say rượu bệnh lý.
Thực tiễn xét xử cũng đã xảy ra trường hợp Hội đồng giám định pháp y tâm thần của kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ở một số nước, trong đó có các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Nhưng ở Việt Nam các nhà lập pháp vẫn coi việc sử dụng bia, rượu hay các chất kích thích khác là tự mình đặt vào tình trạng hạn chế năng lực hành vi. Việc tự đặt mình vào trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ cũng phải tự mình chịu trách nhiệm cho hành vi tự mình đặt mình vào trường hợp đó và hậu quả kèm theo. Pháp luật Việt Nam quy định như vậy ngoài việc nhằm giáo dục tội phạm còn cảnh cáo việc sử dụng chất kích thích mạnh dấn đến gây thiệt hại cho xã hội.
Ngoài ra còn có thể bị xử phạt áp dụng theo Nghị định
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong các hành vi:
– Điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 6 Điều 5)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 8 Điều 5)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm a, b khoản 10 Điều 5)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có một trong các hành vi:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 6 Điều 6)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 7 Điều 6)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm e, g khoản 8 Điều 6)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) có một trong các hành vi:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 5 Điều 7)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm b khoản 7 Điều 7)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm a, b khoản 9 Điều 7)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác có một trong các hành vi:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm q khoản 1 Điều 8)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm e khoản 3 Điều 8)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều 8
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, tình tiết sử dụng bia rượu hay các chất kích thích khác không là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình tiết này còn là căn cứ để định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Dẫn chứng cụ thể theo tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điểm b Khoản 2 Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015, người phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.