Phạm tội cướp giật tài sản và gỉa mạo chức vụ có được hưởng án treo. Nếu không hưởng án treo thì người này bị phạt bao nhiêu năm tù.
Mục lục bài viết
1. Phạm tội cướp giật tài sản có được hưởng án treo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây cũng gần 3 tháng, chồng em có danh cảnh sát giao thông có đi cướp của người đi đường 470.000 đồng và 1 đôi bông tai hai phân 18k, hiện tại chồng em đang bị giam và hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Mẹ chồng em thì bị bệnh tiểu đường và bị cưa mất 1/2 chân phải, khó có khả năng đi lại và sinh hoạt bình thường. Em và chồng em đang có con nhỏ 6 tháng tuổi, chồng em là lao động chính trong gia đình. Gia đình có nộp cho công an đơn xác nhận là gia đình khó khăn, trong gia đình có người là liệt sỹ, gia đình đã khắc phục hậu quả như vậy cho em hỏi chồng em có bị ở tù không? Chồng em có được hưởng án treo hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015”quy định về Tội cướp tài sảnnhư sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, chồng bạn có hành vi cướp tài sản của người đi đường thì chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015”. Ngoài ra, căn cứ vào giá trị mà chồng bạn cướp được, có thể là tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015”.
Mặt khác, chồng bạn có hành vi giả danh cảnh sát giao thông thực hiện hành vi cướp tài sản thì chồng bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc tại Điều 265 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Như vậy, chồng bạn phạm 02 tội, Tội cướp giật tài sản và Tội giả mạ chức vụ, cấp bậc theo quy định “Bộ luật hình sự 2015”. Khi xét xử,
Các tình tiết bạn đưa ra: gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng, chồng bạn phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, gia đình đã nhanh chóng khắc phục hậu quả cho người bị hại thì đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chồng chị. Khoản 1 Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015” quy định khung hình phạt thấp nhất là từ ba năm đến mười năm. Điều 265 “Bộ luật hình sự 2015” quy định khung hình phạt từ ba tháng đến hai năm. Đo đó trong trường hợp của chồng bạn không thể được hưởng án treo.
2. Cướp tài sản giá trị 12 triệu có thể được hưởng án treo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em là sinh viên.phạm tội cướp giật tài sản.trị giá 12 triệu.bị bắt và đã trả lại cho chủ sở hữu, nhân thân tốt.không có tiền án tiền sự. Bố mẹ đều là đảng viên .phạm tội vì nổi lòng tham nên cuớp .vậy cho em hỏi bạn em có được xử án treo không ạ. Và nếu không thì mức hình phạt tù là bao nhiêu. Em cảm ơn ! ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 136 “
“Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”.
Như vậy, bạn của bạn phạm tội cướp giật tài sản thì sẽ bị phạt tù theo quy định của Điều 136 “
Cũng theo quy định tại Điều 60 “Bộ luật hình sự 2015”.
“Điều 60. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì
Như vậy, do bạn đã cung cấp thông tin không đầy đủ để làm rõ vấn đề này nên chúng tôi sẽ chia làm các trường hợp sau đây để giải quyết, cụ thể:
Trường hợp 1: Bạn của bạn phạm tội cướp giật tài sản mà khung hình phạt dưới 3 năm.
Trong trường hợp này, căn cứ vào nhân thân và tình tiết giảm nhẹ tội và xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án có thể cho bạn của bạn hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Trường hợp 2: Bạn của bạn phạm tội cướp giật với khung hình phạt tù hơn ba năm.
+ Bạn của bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Tùy về vấn đề nhân thân và tình tiết giảm nhẹ mà bạn của bạn bị phạt tù trong khoảng ba đến mười năm và có thể được hưởng mức phạt tù thấp nhất là ba năm.
+ Bạn của bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: Tùy về vấn đề nhân thân và tình tiết giảm nhẹ mà bạn của bạn bị phạt tù trong khoảng bảy đến mười lăm năm và có thể được hưởng mức phạt tù thấp nhất là bảy năm.
+ Bạn của bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân thì Tùy về vấn đề nhân thân và tình tiết giảm nhẹ mà bạn của bạn bị phạt tù trong khoảng mười hai năm đến hai mươi năm hoặc chung thân và có thể được hưởng mức tù thấp nhất trong khung hình phạt này là là mười hai năm.
Như vậy, để xem xét có hưởng án treo hay không phụ thuộc vào bản án do Hội đồng xét xử tuyên, dựa vào cá nhân người vi phạm có đáp ứng đủ các điều kiện hưởng án treo hay không.
3. Cướp giật tài sản có được hưởng án treo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em trai tôi sinh ngày 12/11/1998 có hành vi cướp giật điện thoại. Luật sư cho tôi hỏi Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” thì có được hưởng án treo không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, có quy định về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự 2015, hiện nay đang áp dụng quy định tại “Bộ luật hình sự 2015”, “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Căn cứ Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cướp giật tài sản như sau:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đếnnăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”
Theo quy định tại Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015”, người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn sinh ngày 12/11/1998 thì đến nay đã trên 16 tuổi, vì vậy, em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cướp giật tài sản.
Về việc em trai bạn có được hưởng án treo hay không, cần phải xem xét, nếu em trai bạn đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì sẽ được hưởng án treo:
+ Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;
+ Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
+ Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;
+ Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.
+ Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.