Trong một số trường hợp, người phạm tội đang thực hiện hành vi phạm tội không tiếp tục phạm tội nữa, hoặc đã thực hiện hành vi phạm tôi nhưng chưa đạt được mục đích. Vậy trong trường hợp này, được hiểu phạm tội chưa đạt là gì? Phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện của phạm tội chưa đạt:
- 2 2. Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong phạm tội chưa đạt:
- 3 3. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt:
- 4 4. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt:
- 5 5. Quy định của pháp luật về phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:
- 6 6. Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
- 7 7. Quy định về phạm tội chưa đạt:
1. Điều kiện của phạm tội chưa đạt:
– Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn PTCĐ: Là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan(ví dụ hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân)
Thời điểm kết thúc của PTCĐ: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của CTTP. Bao gồm một trong các trường hợp sau:
+ Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan
+ Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có CTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan(ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin)
+ Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với CTTP vật chất(ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản)
– Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.
2. Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong phạm tội chưa đạt:
– Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
– Khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định giống như giai đoạn CBTP. Đó là: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”
– Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định: “nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
3. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt:
a. Căn cứ vào thái độ, tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt:
Có 2 loại PTCĐ như sau:
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). (Ví dụ: Một người có ý định giết người khác, đã dùng súng bắn 3 phát vào nạn nhân và tin nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân được cứu chữa nên không chết. Ở đây người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trường hợp này người phạm tội dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm, vì người phạm tội đã thỏa mãn với hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả).
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi). (Ví dụ: Một người có ý định dùng dao găm đâm nhiều nhát vào 1 người để tước đoạt tính mạng người đó, nhưng mới đâm được 1 nhát thì bị người khác giữ tay lại, không đâm tiếp được nữa và nạn nhân không chết, chỉ bị thương. Trường hợp này người phạm tội chưa đâm được như ý muốn, chưa tin vào hậu quả xảy ra và hậu quả cũng không xảy ra.)
b. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt:
Có 2 loại phạm tội chưa đạt như sau:
Phạm tội chưa đạt vô hiệu: Là trường hợp phạm tội mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ phương tiện hoặc đối tượng tác động (Ví dụ: Trộm vàng mở hộp không còn vàng ở trong hộp, cướp bằng súng nhưng súng hết đạn).
Các trường hợp phạm tội chưa đạt khác.
4. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt:
– Khái niệm phạm tội chưa đạt
Điều 18
+) Thời điểm: người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng hành vi của người phạm tội dừng lại khi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
+) Nguyên nhân dừng lại: hành vi phạm tội phải dừng lại là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, người phạm tội vẫn muốn phạm tội đến cùng
– Về trách nhiệm hình sự
Bộ luật hình sự quy định: Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự chỉ rõ: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Theo hướng dẫn tại
5. Quy định của pháp luật về phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:
Điều 18 Bộ luật hình sự quy định về phạm tội chưa đạt như sau: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.
Về trách nhiệm hình sự, khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định như sau: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy có thể thấy, phạm tội chưa đạt chỉ xảy ra đối với loại tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Trong đó, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa thực hiện trọn vẹn hay chưa hoàn thành tội phạm đó vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Nói cách khác, mặc dù rất mong muốn hoàn thành việc phạm tội nhưng người thực hiện hành vi phạm tội đã không thể vượt qua những cản trở khách quan để thực hiện tội phạm đến cùng việc phạm tội. Điều này khác hẳn với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (do ý chí chủ quan thôi thúc). Chính vì điểm khác nhau cơ bản này mà Bộ luật hình sự quy định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, còn phạm tội chưa đạt thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp.
Khoa học pháp lý chia phạm tội chưa đạt thành hai loại: chưa đạt đã hoàn thành và chưa đạt chưa hoàn thành.
Theo đó, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt , trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
Ví dụ: A định giết B và đã m B. Nhưng mới đâm được một nhát sượt qua bả vai thì bị bắt giữ, không đâm tiếp được như ý muốn. Kết quả B chỉ bị thương . Trong trường hợp này, người phạm tội biết hành vi của mình chưa thể gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.
6. Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
Khái niệm
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản.
Nguyên nhân tác động
Nguyên nhân tác động đến tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là do chủ quan, tự ý chí của người thực hiện việc phạm tội. Điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi:
– Việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát”, có nghĩa người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục phạm tội;
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành;
– Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được. Như vậy, nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ do ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.
Trong khi đó, đối với hành vi phạm tội chưa đạt việc người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa lại là do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà không thực hiện được tội phạm đến cùng.
Hậu quả pháp lý
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại không phải chịu trách nhiệm hình sự mà họ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm (nếu hành vi phạm tội của họ không cấu thành tội phạm khác, còn trường hợp nếu cấu thành tội phạm khác, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung tương ứng).
7. Quy định về phạm tội chưa đạt:
Tóm tắt câu hỏi:
Tư vấn giúp mình trường hợp này. A làm quen với một sĩ quan quân đội rồi lén lấy khẩu súng của anh ta kèm theo băng đạn. A thường mang khẩu súng này trong người khi ra khỏi nhà. Ngày 12/1/2016, A thấy trên vệ đường có một chiếc xe máy, trên xe có treo một chiếc túi có đựng tiền và không thấy có người trông giữ; A bèn lén lấy chiếc túi và bỏ chạy. Chạy được chừng 100m thì có người phát hiện, đuổi theo và hô hoán bắt kẻ trộm. Mọi người xung quanh thấy thế liền đuổi theo. Thấy có nguy cơ bị bắt, A rút súng bắt chỉ thiên. Thấy mọi người vẫn đuổi theo, A liền chĩa súng bắn bừa vào đám đông nhưng do súng bị kẹt đạn nên không nổ. sau đó mọi người tràn vào bắt lấy A. Tang vật là 1 chiếc túi chứa 2 triệu đồng. Bên cạnh tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng và tội trộm cắp tài sản, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tội phạm chưa đạt không? Vì sao? Đưa ra căn cứ pháp lý?
Luật sư tư vấn:
Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 18, Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Theo quy định trên, phạm tội chưa đạt được đặt ra trong trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, phạm tội chưa đạt được thể hiểu như sau:
Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm tội chưa đạt là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan.
Thời điểm kết thúc của phạm tội chưa đạt là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại do khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Bao gồm một trong các trường hợp sau:
– Người phạm tội đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan
– Người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà có nhiều hành vi khách quan
– Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với cấu thành tội phạm vật chất.
Về tâm lý: Việc người phạm tội phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.
Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt:
Phạm tội chưa đạt vô hiệu: Là trường hợp phạm tội mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ phương tiện hoặc đối tượng tác động (Ví dụ: Trộm vàng mở hộp không còn vàng ở trong hộp, cướp bằng súng nhưng súng hết đạn). A chĩa súng bắn vào đám đông, hành vi của A có thể xâm phạm đến tính mạng của người khác. Nhưng A lại không thực hiện được do súng bị hỏng.