Theo quy định của pháp luật hiện nay, phạm nhân là những người đang phải chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành án phạt tù chung thân theo bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án, và đã có quyết định thi hành án. Vậy phạm nhân có được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ hay không?
Mục lục bài viết
1. Phạm nhân có được khám sức khỏe định kỳ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự, có quy định cụ thể về chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân. Cụ thể như sau:
– Phạm nhân khi đến các cơ sở giam giữ sẽ được bộ phận y tế của cơ sở giam giữ đó tổ chức hoạt động khám sức khỏe và lập phiếu theo dõi sức khỏe đối với phạm nhân. Trong trường hợp phạm nhân chấp hành án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ căn cứ vào điều kiện chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án phạt tù của phạm nhân, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để buổi học với các cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện hoặc phối hợp với các bệnh viện công an/bệnh viện quân đội nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân để tổ chức hoạt động khám sức khỏe tổng quát cho phạm nhân, quá trình khám sức khỏe tổng quát cho phạm nhân sẽ được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm/lần. Cụ thể sẽ tiến hành các hoạt động sau: Đo chiều cao, đó cân nặng, đo vòng ngực trung bình phải kiểm tra các thông tin liên quan đến thông số nhịp tim, huyết áp, kiểm tra nhiệt độ cơ thể của phạm nhân, thực hiện các thủ tục khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa y tế … và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý sức khỏe, theo dõi sức khỏe của phạm nhân tại các cơ sở giam giữ đó. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân trong trường hợp này sẽ được thanh toán theo khung giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế. Cơ sở giam giữ phạm nhân thường xuyên cần phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm cho bệnh nhân, phòng chống thiên tai và tai nạn thương tích xảy ra khi phạm nhân thực hiện thi hành án tại các cơ sở giam giữ của mình;
– Phạm nhân khi đến các cơ sở giam giữ, bị bệnh hoặc bị thương, được khám chữa bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế của các cơ sở giam giữ phạm nhân. Trong trường hợp phạm nhân bị bệnh hoặc phạm nhân bị thương vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở y tế tại khu giam giữ, thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân cần phải ra quyết định trích xuất phạm dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên có đầy đủ khả năng để điều trị và cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì theo chỉ định của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng tại các cơ sở khám chữa bệnh đó, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân cần phải nói lập tức báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ công an đối với trường hợp trại giam do Bộ công an quản lý, hoặc báo cáo đến cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ quốc phòng trong trường hợp trại giam do Bộ quốc phòng quản lý, để các cơ quan này xem xét và ra quyết định về việc điều trị tiếp theo cho phạm nhân. Đồng thời cần phải thông báo cho nhân thân của phạm nhân hoặc đại diện của phạm nhân đó biết để kịp thời phối hợp chăm sóc điều trị sao cho hiệu quả. Chế độ ăn uống, cấp phát thuốc, chế độ bồi dưỡng cho phạm nhân đang trong quá trình điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân cần phải do cơ sở khám chữa bệnh đó tự chỉ định;
– Cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, bệnh viện quân đội nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân cần phải bố trí quỹ đất trong khuôn viên của bệnh viện để thực hiện hoạt động xây dựng khu điều dưỡng riêng dành cho phạm nhân. Trong trường hợp các cơ sau đó không còn quỹ đất để bố trí khu điều dưỡng riêng thì cần phải bố trí tối thiểu ít nhất từ 03 buồng bệnh riêng biệt trong các cơ sở khám chữa bệnh đó để điều trị cho phạm nhân, đồng thời cần phải đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý phạm nhân của các cơ sở giam giữ. Các bệnh viện có nghĩa vụ và trách nhiệm bố trí y bác sĩ đến thăm khám và điều trị cho phạm nhân theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp trước khi xây dựng quy hoạch bệnh viện mới thì cần phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở giam giữ phạm nhân, phối hợp khảo sát và bố trí quỹ đất phục vụ cho hoạt động điều dưỡng phạm nhân;
– Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho phạm nhân sẽ được cung cấp tương đương với 3kg gạo tẻ/phạm nhân/tháng. Đối với các phạm nhân có dấu hiệu mắc các chứng bệnh tâm thần, phạm nhân có dấu hiệu mắc các chứng bệnh khác làm gì giảm khả năng nhận thức và giảm khả năng điều khiển hành vi của mình, trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án quân sự cấp tỉnh hoặc tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đó chấp hành án phạt tù ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân, thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân cần phải ngay lập tức phối hợp với các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh hoặc tuyến thành phố trực thuộc trung ương, phối hợp với khoa tâm thần của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc bệnh viện cấp quân khu nơi các đơn vị giam giữ phạm nhân đóng quân để tổ chức hoạt động thăm khám và điều trị cho phạm nhân theo quy định của pháp luật;
– Đối với các phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy hoặc tiền sử nghiện các chất kích thích khác, căn cứ vào điều kiện thăm khám, khả năng của trại giam đang tổ chức hoạt động khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân, giúp phạm nhân phục hồi chức năng, trong trường hợp phạm nhân xét nghiệm vẫn có kết quả dương tính với ma túy và dương tính với các chất kích thích khác thì các cơ sở giam giữ cần phải phối hợp với cơ quan chức năng để tổ chức hoạt động cai nghiện cho phạm nhân theo quy định của pháp luật.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân cần phải căn cứ vào điều kiện chấp hành án, thời gian chấp hành án phạt tù của phạm nhân, căn cứ vào tình hình cụ thể của các cơ sở giam giữ, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho phạm nhân, định kỳ ít nhất 02 năm/lần. Theo đó, phạm nhân vẫn sẽ có quyền được chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ.
2. Quyền được chăm sóc y tế của phạm nhân quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Theo đó, phạm nhân có các quyền cơ bản sau đây:
– Được bảo hộ tính mạng, bảo hộ sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự và nhân phẩm, được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, phổ biến đầy đủ nội dung liên quan đến nội quy của các cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Phạm nhân có quyền được đảm bảo chế độ ăn ở, mặt, đồ dùng cá nhân phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, chăm sóc y tế theo quy định của pháp luật, gửi hoặc nhận thư, nhận quà hoặc tiền, có quyền đọc sách báo và nghe đài, xem truyền hình sao cho phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
– Được quyền tham gia hoạt động thể dục thể thao và văn hóa nghệ thuật;
– Được quyền lao động và học tập, được quyền học nghề, liên lạc và gặp gỡ với thân nhân, gặp gỡ người đại diện hợp pháp, đối với phạm nhân là người nước ngoài thì còn có quyền thăm gặp và tiếp xúc với lãnh sự;
– Phạm nhân có quyền tự mình thực hiện giao dịch hoặc thông qua người đại diện để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật;
– Có quyền đảm bảo hoạt động khiếu nại và tố cáo, được đề nghị để xem xét đặc xá, thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Được sử dụng nguồn kinh phí và ngân sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo theo quy định của pháp luật;
– Được khen thưởng khi phạm nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thi hành án.
Theo đó thì có thể nói, phạm nhân trong quá trình chấp hành án vẫn có quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự và nhân phẩm. Trong đó, phạm nhân cũng có quyền được đảm bảo chế độ ăn mặc, nghỉ ngơi, vấn đề sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân là vô cùng cần thiết.
3. Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự, có quy định cụ thể về chế độ ăn mặc, tư trang đối với phạm nhân được xác định là người dưới 18 tuổi. Cụ thể như sau:
– Phạm nhân được xác định là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn mặc giống như phạm nhân là người trên 18 tuổi, được tăng thêm thịt cá cho chế độ ăn uống của phạm nhân đó tuy nhiên không vượt quá 20% so với định lượng thịt cá ăn của phạm nhân;
– Ngoài các tiêu chuẩn về ăn mặc và tư trang giống như phạm nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, phạm nhân được xác định là người dưới 18 tuổi sẽ được cấp thêm 800 ml dầu gội đầu/năm, cấp thêm 01 bộ quần áo dài/năm, cấp thêm 01 mũ cứng hoặc nón/năm, cấp thêm 01 mũ vải/năm; cấp thêm 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (áp dụng cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương còn lại sẽ không cấp);
– Phạm nhân được xác định là người dưới 18 tuổi được cấp thêm 01 chăn/02 năm (áp dụng với từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và áp dụng với 5 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương còn lại cấp chăn sợi) thay cho tiêu chuẩn được cấp tại điểm n khoản 1 Điều 8 của Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết :
– Luật Thi hành án hình sự 2019;
– Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;
– Công văn 646/CP-NC của Chính phủ về việc đính chính Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020;
– Quyết định 379/QĐ-BCA-C10 của Bộ Công an về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: