Buồng kỷ luật là một trong những khu của trại giam và khu này dành cho phạm nhân bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là giam tại buồng kỷ luật là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với phạm nhân đã vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?
Mục lục bài viết
1. Phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?
Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giam giữ phạm nhân, Điều này quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
– Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân mà thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
– Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; các phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã thực hiện chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
– Buồng kỷ luật đối với các phạm nhân bị kỷ luật.
Theo quy định trên thì trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân được phân thành các khu sau:
– Khu giam giữ đối với phạm nhân sau:
+ Phạm nhân mà có mức án phạt tù trên 15 năm;
+ Phạm nhân có mức án tù chung thân;
+ Phạm nhân mà thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
– Khu giam giữ đối với phạm nhân sau:
+ Phạm nhân mà có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống;
+ Phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại là dưới 15 năm;
+ Phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và người này đã được giảm thời hạn chấp hành án.
– Buồng kỷ luật đối với các phạm nhân bị kỷ luật.
Như vậy, buồng kỷ luật là một trong những khu của trại giam và khu này dành cho phạm nhân bị kỷ luật.
Khoản 1 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong những hình thức sau đây:
– Hình thức kỷ luật khiển trách;
– Hình thức kỷ luật cảnh cáo;
– Hình thức kỷ luật giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
Theo đó, có thể thấy hình thức kỷ luật là giam tại buồng kỷ luật là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với phạm nhân đã vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Khoản 2 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân sẽ không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với các phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
Theo quy định trên, khi phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc là có hành vi vi phạm pháp luật mà bị áp dụng hình thức kỷ luật là giam tại buồng kỷ luật thì trong thời gian này phạm nhân sẽ bị:
– Không được gặp các thân nhân;
– Có thể sẽ bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với các phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật có thể sẽ bị cùm chân, chỉ trừ các phạm nhân là những đối tượng sau thì không bị cùm chân:
– Phạm nhân là nữ;
– Phạm nhân là người đang dưới 18 tuổi;
– Phạm nhân là những người già yếu.
2. Được giam giữ mấy người trong buồng kỷ luật?
Điều 6 Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự quy định về tổ chức trại giam như sau:
– Phân trại giam: Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
– Khu giam giữ: Khu giam giữ thuộc phân trại giam, gồm có:
+ Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức àn tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trong trường hợp tái phạm nguy hiểm;
+ Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm mà đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân mà thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và người này đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
– Nhà giam:
+ Nhà giam chung: Mỗi buồng giam sẽ giam giữ không quá 50 phạm nhân;
+ Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam sẽ giam giữ không quá 08 phạm nhân;
+ Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam sẽ giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật.
– Các công trình phục vụ, gồm có:
+ Công trình phục vụ cho lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;
+ Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và những điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng đang công tác tại trại giam.
– Ở khu lao động, dạy nghề:
+ Khu lao động, dạy nghề, gồm có:
++ Khu lao động, dạy nghề cho các phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;
++ Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và đã bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác.
+ Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho các phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.
+ Khu lao động, dạy nghề có những hạng mục công trình sau:
++ Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo đúng quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
++ Công trình phục vụ cho học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân.
++ Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và những điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
Theo quy định trên, tại nhà kỷ luật thì mỗi buồng giam giam giữ không được quá 02 phạm nhân bị kỷ luật. Như vậy, chỉ được giam giữ tối đa 02 người trong 01 buồng kỷ luật.
3. Có được ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn không?
Khoản 4, 5, 6 Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự quy định về thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật như sau:
– Phạm nhân bị kỷ luật giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cá nhân theo đúng quy định. Buồng kỷ luật phạm nhân phải bảo đảm chặt chẽ về an ninh an toàn, bảo đảm về ánh sáng, thông thoáng và theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
– Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, nếu phạm nhân nhận rõ sai phạm, ăn năn hối cải, quyết tâm sửa chữa, thì sẽ xem xét cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn. Trường hợp ốm đau, bệnh tật hoặc là sức khỏe yếu, thì lập biên bản, đưa ra ngoài điều trị, chữa bệnh, khi sức khỏe ổn định thì sẽ xem xét tiếp tục thi hành kỷ luật hoặc cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn.
– Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định công nhận phạm nhân đã cải tạo tiến bộ; gia hạn về thời gian theo dõi, thử thách; cho ra khỏi buồng kỷ luật; tiếp tục thi hành về quyết định kỷ luật; hoãn, miễn thi hành giam tại buồng kỷ luật; thay đổi các hình thức kỷ luật đối với phạm nhân. Các quyết định, biên bản, tài liệu kỷ luật được lưu hồ sơ phạm nhân.
Theo quy định trên, phạm nhân bị áp dụng hình thức kỷ luật là giam tại buồng kỷ luật thì vẫn có thể được xem xét cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Phạm nhân nhận rõ các sai phạm, ăn năn hối cải, quyết tâm sửa chữa;
– Phạm nhân đang bị ốm đau, bệnh tật hoặc sức khỏe yếu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành án hình sự 2019.
THAM KHẢO THÊM: