Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn giữa các cặp đôi diễn ra khá nhiều. Một trong những lý do đó là xuất hiện người thứ ba. Vậy phải làm gì khi khi vợ mình có con, có thai với người khác?
Mục lục bài viết
- 1 1. Phải làm gì khi khi vợ mình có con, có thai với người khác?
- 2 2. Vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra có được xác định là con chung không?
- 3 3. Vợ ngoại tình mang thai với người khác thì cha đẻ của đứa trẻ có quyền nhận lại con không?
- 4 4. Vợ có thai với người khác, chồng có được quyền đơn phương ly hôn không?
1. Phải làm gì khi khi vợ mình có con, có thai với người khác?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Thời gian gần đây tôi cảm thấy vợ tôi càng ngày càng lạnh nhạt với tôi, không còn như trước nữa. Mặc dù tôi vẫn cố gắng làm vợ vui nhưng cô ấy đều cảm thấy khó chịu đối với những gì tôi làm. Lấy làm lạ, nên tôi đã theo dõi xem vợ mình có gặp vấn đề gì khiến cô ấy áp lực dẫn đến lạnh nhạt với tôi không. Thật không ngờ, chính mắt tôi chứng kiến được vợ tôi đang ngoại tình với đồng nghiệp trong công ty. Hiện giờ tôi rất rối không biết phải làm sao. Rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Do đó, việc có quan hệ ngoại tình với người đàn ông khác không chỉ ảnh hưởng đến tình nghĩa vợ chồng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi chung sống với người khác khi đang có vợ, có chồng luôn là hành vi bị cấm. Không chỉ dừng lại ở Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh vấn đề này mà Luật hình sự cũng có điều chỉnh về hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân, tùy vào mức độ của hành vi, sự việc mà các quy phạm được áp dụng cũng khác nhau.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác, hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
Như vậy, nếu trường hợp vợ bạn có ngoại tình và mang thai với người khác thì bạn cần có bằng chứng về việc vợ bạn có ngoại tình và có con với người đàn ông khác.
Nếu trường hợp bạn không chấp nhận nuôi con của người khác thì bạn có thể đơn phương ly hôn đối với vợ của bạn.
Bạn vẫn nên tự hòa giải ngay trong nội bộ gia đình bạn, nếu thực sự vợ bạn đã có hành vi ngoại tình và gây ra những hậu quả như mang thai với người khác thì bạn nên đi xét nghiệm AND để làm bằng chứng cho việc thực hiện đơn phương ly hôn.
2. Vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra có được xác định là con chung không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi là Nam, là đang làm việc trong mội trường quân đội, vì đặc thù công việc, tôi rất ít khi ở nhà bởi phải thường xuyên đi trực tại cơ quan. Gần đây, trong một lần được nghỉ phép tôi đã âm thầm về nhà để tạo bất ngờ cho vợ. Nhưng khi bước vào phòng ngủ của vợ chồng tôi, tôi nghe thấy tiếng vợ tôi và một người đàn ông lạ đang nói chuyện với nhau. Trong cuộc hội thoại đó, như sét đánh vào tai tôi là tin vợ tôi có bầu mà đứa bé lại là sự cố của việc ngoại tình của vợ tôi. Nhanh chóng, tôi có lấy điện thoại ra và đã ghi âm tất cả cuộc trò chuyện và chụp lại những tấm hình trong khi vợ tôi đàng ôm ấp người đàn ông khác. Tôi đang rất buồn và rất rối, không biết phải đối diện với sự thật như thế nào. Nếu đứa trẻ sinh ra có được xác định đó là con tôi hay không? Tôi cảm ơn Luật sư.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định xác định cha mẹ như sau:
– Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng.
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm vợ chồng chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và nếu được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận đó là con của mình thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
– Dẫn chiếu với quy định trên nếu trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Do đó, nếu vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra vẫn được xác định là con của cặp vợ chồng bạn, như vậy mặc dù bạn biết chắc rằng đứa bé trong bụng là con của người khác do hậu quả của ngoại tình của vợ bạn thì đứa bé trong bụng vẫn được xác định là con trong thời kì hôn nhân của bạn và vợ bạn.
3. Vợ ngoại tình mang thai với người khác thì cha đẻ của đứa trẻ có quyền nhận lại con không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc xác định con như sau:
– Người không được nhận là cha, mẹ của một người thì vẫn có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
– Người được nhận là cha, mẹ của một người thì vẫn có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Căn cứ tại quy định này thì nếu trường hợp người không được nhận là cha, mẹ của một người thì vẫn có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Do đó, cha ruột của đứa trẻ có quyền yêu cầu Tòa án xác định đứa trẻ là con của họ.
4. Vợ có thai với người khác, chồng có được quyền đơn phương ly hôn không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, thười gian gần đây tôi mới phát hiện ta vợ tôi ngoại tình và mang thai với một người đàn ông cùng cơ quan. Tôi không thể chấp nhận được sự thật đầy ngang trái đó, hiện nay tôi muốn ly hôn với cô ấy. Nếu trường hợp này, tôi có được đơn phương ly hôn hay không. Rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đơn phương ly hôn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn gồm:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Tuy nhiên, chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Khi người vợ đang mang thai mà trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng sẽ không được quyền đơn phương ly hôn. Nếu trường hợp muốn ly hôn thì người chồng phải chờ khi con đã quá 12 tháng tuổi. Do đó, dẫn chiếu đối với trường hợp của bạn ngay cả khi vợ bạn ngoại tình và đứa con vợ bạn mang thai không phải của bạn thì bạn vẫn không được quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.
Nếu như muốn bạn muốn đơn phương ly hôn thì bạn phải chờ đến khi con đủ 12 tháng tuổi thì sẽ không còn hạn chế này nữa và bạn có quyền yêu cầu ly hôn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.