Ly hôn và quy định pháp luật về ly hôn? Quyền của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn? Phải làm gì khi chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con?
Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình nhỏ sống hạnh phúc êm ấm sẽ dẫn đến một xã hội phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, không phải đôi vợ chồng nào cũng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Những guồng quay của cuộc sống và công việc đôi khi khiến bản thân con người mệt mỏi, áp lực. Khí đó, nơi ta mong chờ nhất là về nhà để nằm trong mái ấm bình yên, để được vỗ về, an ủi. Thế nhưng, không phải vợ chồng nào cũng tìm ra tiếng nói chung, và một khi tình cảm không còn, mục đích hôn nhân không đạt được thì việc ly hôn là điều sớm muộn sẽ xảy ra. Những quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người cha, người mẹ trước và sau khi hoàn thành thủ tục ly hôn luôn là vấn đề được nhiều người băn khoăn. Một trong số đó là quyền lợi đối với con cái, phải làm thế nào khi người mẹ không được cho gặp mặt con ruột của mình khi chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân với người chồng?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh , trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa ; cứu nạn, cứu hội; phòng chống bạo lực gia đình
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Ly hôn và quy định pháp luật về ly hôn:
Mục đích của hôn nhân là sự hạnh phúc, sẽ thế nào khi sống trong cùng một nhà nhưng vợ chồng không thể hòa thuận, luôn bất đồng quan điểm. Điều đó sẽ khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ và việc chấm dứt hôn nhân là điều không thể tránh khỏi. Căn cứ theo khoản 14 Điều 3
Nếu như kết hôn là việc tạo lập quan hệ hôn nhân, được công nhận quan hệ vợ chồng trước pháp luật thì ly hôn là sự chấm dứt quan hệ đó. Không giống như kết hôn chỉ cần sự đồng thuận của hai bên và có thể hoàn thành thủ tục kết hôn một cách nhanh chóng, việc ly hôn thông thường thường được giải quyết trong thời gian lâu với nhiều thủ tục kèm theo.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Hình thức của phán quyết ly hôn được phân ra hai trường hợp sau đây:
+ Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn và các vấn đề về con cái, tài sản tự thỏa thuận với nhau và không có tranh chấp khi giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Khi đó họ sẽ được nhận Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự. Việc này sẽ khiến quy trình ly hôn của vợ chồng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện vì không phải giải quyết các tranh chấp khác.
+ Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt khi bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Trình tự của một bản án ly hôn sẽ diễn ra trong vòng từ 4-6 tháng tùy theo tình trạng tranh chấp và thực tiễn các tranh chấp cần giải quyết.
2. Quyền của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn:
Khi ly hôn, các cặp vợ chồng thường quan tâm đến hai vấn đề lớn, đó là con cái cái và tài sản sau khi ly hôn. Trong bài này sẽ chỉ đề cập đến vấn đề con cái. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Như vậy có thể thấy, sau khi ly hôn, bố hoặc mẹ vẫn có trách nhiệm chăm lo đời sống của con, dù có ở với con hay không. Ngoài ra, đối với người không trực tiếp nuôi con vẫn có một số quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3.Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
3. Phải làm gì khi chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Do đó, khi chưa ly hôn, hay dù hai vợ chồng đã ly thân, mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì bất cứ ai cũng không có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Bởi quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là quyền của mỗi người làm cha, làm mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc, hành vi cấm vợ gặp con khi chưa ly hôn của người chồng là hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu vi phạm vào điều này, căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Như phân tích ở trên, việc cấm vợ gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Do đó, nếu người vợ bị chồng cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người chồng, mặc dù hôn nhân tan vỡ do nhiều mâu thuẫn nhưng con cái là tài sản vô giá, vợ chồng nên nói chuyện nhẹ nhàng với nhau trước để giải quyết vấn đề bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.
Nếu thoả thuận không được, người vợ có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người chồng phải cho vợ thăm nom con cái.
Sau khi thực hiện cả hai cách trên mà người chồng vẫn không cho vợ gặp con thì người vợ có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo trình tự thủ tục sau đây:
Hồ sơ yêu cầu gồm có:
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành, người chồng vẫn ngăn cấm không cho vợ gặp con.
Toà án có thẩm quyền giải quyết :
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40
Trên đây là cách giải quyết khi chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con. Có thể thấy, việc chưa ly hôn sẽ khiến quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt và người cha hay mẹ hoàn toàn có quyền gặp con cái của mình. Nếu ai ngăn cấm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những cặp vợ chồng đang đứng trên bờ vực hôn nhân tan vỡ càng phải ghi nhớ điều này, không được để sự ích kỷ, nhỏ nhen của bản thân mà cướp đi quyền được gặp gỡ, chăm sóc con cái của người mà mình sắp chấm dứt quan hệ hôn nhân.