Trên thực tế, vẫn còn một số trường hợp bên có lỗi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng bị hại không nhận. Vậy phải làm gì khi bồi thường thiệt hại nhưng bị hại không nhận?
Mục lục bài viết
1. Phải làm gì khi bồi thường thiệt hại nhưng bị hại không nhận?
Câu hỏi: Em chào Luật Dương Gia. Em là Linh năm nay 29 tuổi. Em và Chi là bạn học cũ, ở nhà cạnh nhau. Vừa rồi em và Chi có mâu thuẩn với nhau một số chuyện cá nhâu. Hôm đó, đám bạn em tụ tập ăn uống tụi em có uống bia. Sau khi chơi gần tàn cuộc thì Chi và em có cãi nhau về chuyện cũ. Chi đã dùng những lời lẽ xúc phạm để đánh giá em. Quá bực tức em đã lao tới đánh bạn ấy bị thương và được đưa đi cấp cứu. Khi đánh xong em nhận nhận ra được hành vi của mình nên em đã cùng các bạn khác đưa Chi đi cấp cứu. Hiện nay, Chi cũng đã khỏe lại và được xác định tổn hại cơ thể 13%. Gia đình em cũng có đến để ngỏ ý bổi thường về tiền thuốc men, chữa trị và một khoản bù đắp về tổn thương cho Chi nhưng bị Chi từ chối và thách thức sẽ gửi đơn kiện về hành vi của em. Như vậy, đối với trường hợp này em phải làm gì khi bồi thường thiệt hại nhưng bị hại không nhận? Rất mong được giải đáp từ Luật Dương Gia ạ!
Chào bạn, gửi đến bạn câu trả lời sau:
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:
Các tình tiết sau đây làm cơ sở để căn cứ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– Người phạm tội đã kịp thời ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
– Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
– Phạm tội thuộc trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
– Phạm tội thuộc trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
– Phạm tội thuộc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
– Phạm tội thuộc trong trường hợp bị kích động về tinh thần hoặc do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
– Phạm tội đã vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
– Thực hiện phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại mà thiệt hại không lớn;
– Thực hiện phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
– Thực hiện phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
– Phạm tội trong một số trường hợp bị hạn chế khả năng về nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
– Thực hiện phạm tội do lạc hậu;
– Người thực hiện phạm tội là phụ nữ có thai;
– Người thực hiện phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Người phạm tội đó là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển về hành vi của mình;
– Người phạm tội tự mình ra tự thú;
– Người phạm tội thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải;
– Người phạm tội đã tích cực để hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
– Người phạm tội đã lập được công để chuộc tội;
– Người phạm tội là người đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
– Người phạm tội là người đã có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Như vậy, từ thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đã tự nguyện dùng tiền bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bạn gây ra nhưng bị hại và gia đình bị hại từ chối nhận thì bạn có thể làm đơn và xin nộp số tiền đó cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Hoặc gia đình bạn có thể chứng minh được rằng gia đình bạn đã tự nguyện bồi thường nhưng phía bị hại không nhận và thực hiện việc cất, giữ tiền sẵn sàng bồi thường khi có yêu cầu thì bạn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt theo quy định trên.
2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ?
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất đó là trách nhiệm để bù đắp tổn thất về vật chất thực tế và được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, trong đó bao gồm tổn thất về tài sản và chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Người nào gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai thì còn phải có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
Hiện nay, pháp luật dân sự quy định có hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại phải xác định có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, và có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.
3. Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự:
Câu hỏi: Em chào Luật Dương Gia. Em là Bé năm nay 15 tuổi. Em và Nam là bạn ở nhà cạnh nhau tụi em có mâu thuẩn với nhau và có cãi nhau. Vì quá bức xúc và bực tức em đã lao tới đánh bạn ấy bị thương và được đưa đi cấp cứu. Em vẫn còn giận bạn nên em không đến bồi thường và hỏi thăm bạn. Nhưng gia đình em cũng có đến để bổi thường về tiền thuốc men, chữa trị và một khoản bù đắp về tổn thương cho Nam. Như vậy, em không đến bồi thường thì có làm sao không ạ? Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự? Rất mong được giải đáp từ Luật Dương Gia ạ!
Chào em, Luật Dương Gia chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
-Trường hợp người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường.
– Trường hợp người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì có thể lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
– Nếu người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; nếu trường hợp không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó sẽ được dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải thực hiện bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
– Bộ luật Dân sự 2015.