Hộ chiếu được xem là một trong những loại giấy tờ quan trọng cho phép cá nhân có thể thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh sang nước ngoài và được quyền nhập cảnh trở lại nước sau khi kết thúc quá trình công tác, du học hoặc kết thúc chuyến du lịch. Vậy phải làm gì để hộ chiếu của người Việt Nam trở nên quyền lực hơn trên bản đồ quốc tế?
Mục lục bài viết
1. Phải làm gì để hộ chiếu của người Việt quyền lực hơn?
Trước hết, hộ chiếu hay còn được gọi trong tiếng anh là Passport, Được xem là chứng minh thư cho phép công dân có thể tiến hành thủ tục xuất nhập cảnh sang nước ngoài và nhập cảnh quay trở lại nước sau khi kết thúc hoạt động du lịch, công tác, du học, thăm người thân … Dựa trên các thông tin được ghi nhận tại hộ chiếu Việt Nam, trong đó bao gồm họ và tên của chủ sở hữu hộ chiếu, ngày tháng năm sinh của chủ sở hữu hộ chiếu, ảnh cá nhân, quốc tịch của cá nhân, chữ ký, ngày cấp hộ chiếu, ngày hết hạn hộ chiếu … Từ đó có thể xác định được thông tin cơ bản của cá nhân sở hữu hộ chiếu. Trên thực tế hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới, thay vì bạn cần phải thực hiện thủ tục xin thị thực (hay còn được gọi là visa) nhập cảnh thì công dân này không cần phải làm thủ tục đó, thay vào đó công dân chỉ cần có trong tay một cuốn hộ chiếu hợp lệ là hoàn toàn có thể du lịch, công tác và xuất nhập cảnh không cần nghĩ ngợi nhiều. Tại Việt Nam hiện nay, tồn tại các loại hộ chiếu chính như sau:
– Loại hộ chiếu có màu xanh tím thường dùng phổ biến nhất cho khách du lịch;
– Loại hộ chiếu có màu đậm dành cho người thực hiện chức năng công vụ ngoại giao ở nước ngoài;
– Hộ chiếu có màu nâu đỏ, đây là loại hộ chiếu hiếm và chỉ dành cho các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Để có thể làm hộ chiếu Việt Nam thì cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp hộ chiếu có thời hạn 10 năm được tính kể từ ngày cấp;
– Công dân trong độ tuổi từ 09 tuổi đến 14 tuổi thì thời hạn hộ chiếu sẽ được xác định là 05 năm, trong trường hợp này giấy chứng minh thư nhân dân và căn cước công dân sẽ được thay thế bằng giấy khai sinh trong quá trình cấp hộ chiếu;
– Trong trường hợp công dân dưới 09 tuổi thì sẽ được cấp hộ chiếu chung với cha hoặc mẹ.
Nhìn chung, hộ chiếu Việt Nam cũng chưa giữ vị trí cao trên bản đồ quốc tế. Vì vậy, để tấm hộ chiếu của Việt Nam nâng cao quyền lực hơn nữa, cần phải tập trung thực hiện một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, cần phải chú trọng đàm phán cấp Chính phủ để có thể nâng cao hơn nữa quyền lực của hộ chiếu Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải mở rộng đàm phán và trao đổi song phương, trao đổi đa phương với các quốc gia và những thỏa thuận và hiệp định liên quan tới hoạt động miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên việc chấp nhận miễn thị thực hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia sở tại và cũng hoàn toàn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của các quốc gia đó. Đồng thời, khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ động đưa ra quan điểm miễn thị thực đơn phương cho một số quốc gia trên thế giới, vô tình quốc gia Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội đoàn bẩy, mất đi một cơ hội đàm phán trên bàn đàm phán quốc tế bởi những quốc gia đã được hưởng chế độ ưu đãi này của Việt Nam hoàn toàn sẽ không có động lực để có thể tiến hành quá trình đàm phán song phương với Việt Nam trên cơ sở có đi có lại. Vì vậy, một trong những hướng xử lý để nâng cao quyền lực của hộ chiếu Việt Nam trên bản đồ quốc tế đó là pháp luật Việt Nam cần thiết nên bổ sung thêm quy định về điều kiện miễn thị thực đơn phương cho công dân của nước khác dựa trên cơ sở các quốc gia đó Cúc sẽ áp dụng các biện pháp thuận lợi tương tự về vấn đề miễn thị thực cho công dân Việt Nam, đây sẽ được xem là điều kiện thuận lợi giúp cho Việt Nam có thêm nhiều công cụ để đàm phán hiệu quả dựa trên nguyên tắc có đi có lại.
Thứ hai, cần phải xem xét đến nhu cầu phát triển kinh tế và du lịch của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới để hộ chiếu Việt Nam mở rộng hơn nữa quyền lực của mình, giúp cho đất nước tăng cường phát triển trên bản đồ quốc tế, đồng thời người Việt Nam cũng cần phải nâng cao quan điểm về góc nhìn du lịch và đầu tư. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, mỗi năm lượng người Việt Nam ra nước ngoài vô cùng lớn. Lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng rất nhiều, đây là một trong những lý do để Việt Nam và các quốc gia sẵn sàng miễn thị thực (visa) cho nhau. Xét về mặt kinh tế, có thể thấy các nước có thị tộc quyền lực nhất cũng đa số là các quốc gia giàu có, có nhiều công ty đa quốc gia. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia này cũng vô cùng cao, và đây cũng chính là cơ hội để công dân của các quốc gia đó được tự do đi lại.
Thứ ba, các cơ quan chức năng và bản thân người sở hữu hộ chiếu cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao quyền lực của hộ chiếu Việt Nam. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải thắt chặt quản lý và tăng cường tuyên truyền ý thức tuân thủ quy định của pháp luật, giảm thiểu các hành vi sử dụng giấy tờ giả và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của quốc gia khác. Cần phải tìm hiểu kỹ điểm đến trong quá trình du lịch, công dân cần phải có cách cư xử chuẩn mực, tôn trọng văn hóa tập quán và tôn trọng pháp luật của quốc gia mà mình đến du lịch.
2. Hộ chiếu Việt Nam hiện nay có quyền lực như thế nào?
Mới nhất gần đây, theo thống kê vào năm 209, quyền được hộ chiếu Việt Nam đang nằm trong nhóm tư 95, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng thứ 173 trên số 199 hộ chiếu, và hộ chiếu Việt Nam chỉ được miễn thị thực đến 49 quốc gia. Theo đó, hộ chiếu Việt Nam có quyền lực chưa cao trên bản đồ quốc tế. Vì vậy các phương án nêu trên cần phải được đầy mạnh thi hành. Trong giai đoạn xảy ra đại dịch covid 19, pháp luật đã siết chặt hơn nữa kỷ cương kỉ luật trong quá trình thi hành pháp luật về hộ chiếu, quyền lực hộ chiếu Việt Nam nhìn chung cũng đã thăng hạng tiến lên nhóm từ 89, đứng thứ 161 trên tổng số 199 hộ chiếu, và hộ chiếu Việt Nam được miễn thị thực tại 54 quốc gia.
Có thể tham khảo bảng xếp hạng vị trí quyền lực hộ chiếu của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như sau:
Power Rank | Country | Visa-free score |
5 | Singapore | 169 |
9 | Malaysia | 165 |
16 | Brunei | 153 |
48 | Timor-Leste | 101 |
55 | Thailand | 89 |
59 | Indonesia | 85 |
67 | Philippines | 75 |
75 | Cambodia | 66 |
76 | Viet Nam | 65 |
80 | Laos | 61 |
87 | Myanmar | 54 |
Theo đó thì có thể nói, quyền lực hộ chiếu tại các quốc gia châu Á bị giảm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam chúng ta vẫn đang nằm tại thứ mục cuối, Việt Nam chỉ đứng trên Lào và Myanmar. Vì vậy, khách du lịch Việt Nam muốn xin thị thực tại các quốc gia khác được dễ dàng hơn thì bản thân cần phải có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật khi ra nước ngoài. Về phía các công ty môi giới du lịch cũng cần phải quản lý chặt chẽ khách du lịch để không xảy ra tình trạng trốn ở lại lao động bất hợp pháp, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới hộ chiếu của Việt Nam.
3. Hộ chiếu có thể thay thế cho visa không?
Hộ chiếu và thị thực là hai loại chế định hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên bệnh dễ gây nhầm lẫn và hiểu sai chức năng giữa hai khái niệm này. Theo quy định của pháp luật hiện nay, để thực hiện thủ tục xin cấp thị thực thì bắt buộc phải có hộ chiếu, hay nói cách khác, công dân phải có hộ chiếu trước sau đó mới có thể xin cấp thị thực. Nhìn chung, có sự khác biệt giữa hộ chiếu và thị thực như sau:
Thứ nhất, đối với hộ chiếu. Hộ chiếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, hộ chiếu có chức năng giống như một loại giấy phép thông hành để thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật. Hộ chiếu được xem giống như một giấy tờ tùy thân quan trọng, thay thế cho căn cước công dân và giấy chứng minh thư nhân dân trong một số trường hợp cần thiết, công dân hoàn toàn có thể sử dụng hộ chiếu tại Việt Nam và tại nước ngoài để chứng minh về quốc tịch của mình, chứng minh đặc điểm nhận dạng của một cá nhân bất kỳ. Trên hộ chiếu có các thông tin cơ bản như họ và tên, ngày tháng năm sinh, ảnh cá nhân, chữ ký, quốc tịch, nơi sinh của người sở hữu hộ chiếu.
Thứ hai, thị thực (visa). Thị thực là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thị thực được cấp cho công dân khi họ muốn đến một quốc gia bất kỳ. Ở một số quốc gia miễn thị thực đối với Việt Nam thì chỉ cần có hộ chiếu Việt Nam, công dân Việt Nam có thể xuất nhập cảnh đến quốc gia đó mà không cần phải xin thị thực. Công dân chỉ cần xin thị thực khi muốn thực hiện thủ tục xuất cảnh hoặc lưu trú sang các quốc gia chưa có chính sách miễn thị thực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thị thực có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đóng, dán … vào hộ chiếu hoặc đó có thể là thẻ rồi kẹp chung với hộ chiếu trong quá trình xuất trình với lực lượng chức năng. Cấp thị thực dưới hình thức nào sẽ tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia riêng biệt.
Như vậy có thể nói, sau khi đã hiểu rõ chức năng và ý nghĩa của thị thực và hộ chiếu, thì có thể khẳng định hộ chiếu sẽ không có giá trị thay thế cho thị thực và ngược lại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
– Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan;
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
THAM KHẢO THÊM: