Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Cấu thành tội phạm? Quy định tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác?
Trong hôn nhân, nếu có người phá hoại thì cuộc hôn nhân đó rất khó để hạnh phúc. Do đó mà mọi người thường nên án đối với các hành vi phá hoại hạn phúc gia đình người khác. Theo thuật ngữ, pháp luật nhắc đến hành vi này là “vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng”. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi và các thiệt hại, tổn thất trên thực tế mà có thể cấu thành tội phạm hoặc hành vi vi phạm hành chính. Các trách nhiệm và hình phạt được đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nước như sau:
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự;…
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là gì?
Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là hành vi của cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có các làm cho gia đình bị tan vỡ. Yếu tố gia đình được xác định bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống bị sáo trộn. Dẫn đến ly hôn hoặc có một trong các thành viên trong gia đình phải tự tử.
Các hành vi được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác:
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
– Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng trực thuộc dòng họ; cha mẹ nuôi, con nuôi,…
Tất cả các hành vi đều vi phạm chế độ một vợ một chồng được pháp luật quy định. Cho nên trong trường hợp này, các cá nhân vi phạm đang không tuân thủ quy định.
Sống chung như vợ chồng được hiểu như thế nào?
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng các biểu hiện ra bên ngoài như sau:
+ Họ coi nhau là vợ chồng, có con chung.
+ Được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng.
+ Có tài sản chung.
+ Đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác tiếng Anh là Destroying other people’s family happiness.
3. Cấu thành tội phạm?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Nên không có tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác trong quy định pháp luật. Nhưng những hành vi này đang xâm phạm đến các quan hệ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.
Và Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có một chương riêng là Chương XVII quy định về các loại tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Ở đây, hành vi này đang xâm phạm đến các quan hệ hôn nhân, chế độ một vợ một chồng. Do đó, cùng tìm hiểu cấu thành tội phạm của “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 183 BLHS.
3.1. Về khách thể:
Tội phạm có hành vi xâm hại, ảnh hưởng đến nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2,
3.2. Về chủ thể:
Đối tượng được xác định ở đây là “Người nào”.
Như vậy, bất cứ người nào là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Khi họ thực hiện các hành vi được mô tả tại Điều 182 thì có khả năng là tội phạm.
3.3. Về mặt khách quan:
Hành vi được người phạm tội thực hiện:
Người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi được quy định, mô tả tại Điều 182. Trong đó, họ là đối tượng thực hiện một trong hai hành vi sau:
– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với loại tội phạm này.
Tức là phải thấy được mối liên hệ, tác động trực tiếp từ hành vi dâcn đến hậu quả. Bao gồm:
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
– Đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn còn vi phạm.
– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tính chất nghiêm trọng của hành vi khiến cho tội phạm được thực hiện.
3.4. Về mặt chủ quan:
Người phạm tội này biết và buộc phải biết rằng hành vi của mình sẽ tác động, gây ảnh hưởng đến gia đình người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện, gây ra hậu quả. Họ biết đối phương đã có vợ, có chồng nhưng vẫn vi phạm. Ở đây, lỗi được xác định là lỗi cố ý.
4. Quy định tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác:
Tùy thuộc vào cấu thành tội phạm, các hành vi và hậu quả để xác định vi phạm của người đó. Họ có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu vi phạm chưa đến mức để xử lý hình sự. Theo đó, các cách thức xử phạt của nhà nước có người vi phạm, người phạm tội như sau:
4.1. Xử phạt hành chính:
Do đó, người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Lỗi vi phạm này được quy định trong Điều 59 của Nghị định 82.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
Khoản 1 điều 59
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”
– Phân tích quy định pháp luật:
Tại điểm a, điểm b phạt đối với người vợ, người chồng vi phạm chế độ hôn nhân.
Điểm c phạt người thứ ba vi phạm, chen chân vào cuộc hôn nhân của người khác.
Như vậy trong hành vi thực hiện đã đủ để xác định vi phạm hành chính. Ở đây, không cần phải có hậu quả xảy ra trên thực tế. Theo đó, chủ thể vi phạm sẽ phải chấp hành xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi để quyết định mức phạt dao động từ 03 triệu đến 05 triệu đồng.
Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 48, Nghị định 82/2020/NĐ-CP người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hoặc vi phạm ly hôn, kết hôn sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà có các mức phạt tiền khác nhau bao gồm:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại Khoản 1, Điều 59, Nghị định này;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định này.
Theo đó, các vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm chế độ kết hôn đều có thể trở thành hành vi vi phạm hành chính. Các điều luật này cho thấy sự thống nhất trong các quy định pháp luật, xác định nghĩa vụ đối với người vi phạm.
4.2. Xử phạt hình sự:
Hành vi cấu thành tội phạm, có hậu quả xảy ra trên thực tế có thể cấu thành tội phạm hình sự, theo đó:
– Quy định pháp luật:
Căn cứ Điều 182, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào tính chất, với độ mà người phạm tội có các hình phạt khác nhau:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
– Phân tích quy định pháp luật:
Các hành vi vẫn được xác định ở khía cạnh hiểu như trên. Trong đó, hệ quả phải xảy ra, liên quan trực tiếp và là kết quả của hành vi vi phạm thực hiện. Các kết quả dẫn đến thuộc điểm a, điểm b khoản 1 của điều này. Khi đó, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01.
Tại khoản 2 xác định các tình tiết tăng nặng của tội phạm được thực hiện. Các tình tiết này được quy định trong điểm a, điểm b của khoản 2. Khung hình phạt được quy định này phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Kết luận:
Nếu thực hiện các hành vi như mô tả ở Điều luật bên trên, người thực hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có thể cấu thành tội phạm. Theo đó, có thậm chí có thể phải ngồi tù lên đến 03 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 182. Bởi hành vi phá hoại hạnh phúc của họ cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng trong Bộ luật hình sự.