Ông nội bị vu oan làm tay sai cho Pháp cháu được kết hôn với công an không? Kết hôn với công an cần điều kiện gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và anh dự định kết hôn. Anh là công an. Xét lí lịch 3 đời thì ông nội tôi bị vu oan làm tay sai cho Pháp, nhưng các anh chị ruột của bố tôi đều làm việc cho Nhà nước. Vậy tôi với anh có được kết hôn không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Trước tiên, bạn cần xem xét xem mình và người bạn muốn kết hôn đã đáp ứng đủ những điều kiện trên hay không, nếu đủ thì bạn hoàn toàn có quyền đăng ký kết hôn, tuy nhiên đối tượng mà bạn muốn kết hôn hiện đang công tác trong ngành công an thì bạn sẽ phải thực hiện việc thẩm tra lý lịch 3 đời, và để kết hôn thì bạn không được rơi vào những trường hợp sau theo quy định của nội bộ ngành công an:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Luật sư tư vấn điều kiện lý lịch ông nội khi kết hôn với công an:1900.6568
Do không rõ việc ông nội bạn bị vu oan như thế nào vì trách nhiệm thẩm tra lí lịch ở đây sẽ do cơ quan đơn vị mà người bạn muốn kết hôn làm việc thực hiên, việc thẩm tra phải được dựa trên những căn cứ chính xác mới có thể kết luận, nếu không có việc này thì không thể vu oan đươc, nếu bạn cho rằng người có thẩm quyền thẩm tra làm sai thì bạn có thể khiếu nại tới thủ trưởng đơn vị mà người bạn muốn kết hôn công tác để có thể xác minh lại cũng như đảm bảo quyền lợi của bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ông nội đi lính ngụy cháu có được kết hôn với công an
- 2 2. Ông ngoại đi lính ngụy cháu có được kết hôn với công an không?
- 3 3. Ông nội đi lính ngụy cháu có được lấy công an phòng cháy chữa cháy không?
- 4 4. Ông đi lính nghĩa quân thì cháu có được kết hôn với công an không?
- 5 5. Ông nội bị bắt đi làm tay sai thì cháu có được kết hôn với công an không?
- 6 6. Cha làm cho lính ngụy con có được kết hôn với công an không?
1. Ông nội đi lính ngụy cháu có được kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em có vài thắc mắc mong luật sư giải đáp. Em có bạn trai làm công an. Nhưng gia đình em có ông nội đi lính ngụy, ông ngoại là người có công với cách mạng, nhưng họ đều đã chết.Vậy luật sư cho em hỏi, em có thể lấy chồng làm công an được không?Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi có yếu tố tự nguyện thì cần những điều kiện kết hôn bao gồm:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Tuy nhiên, bạn trình bày về vấn đề là ông nội bạn đi lính ngụy, ông ngoại là người có công với cách mạng, nhưng họ đều đã chết. Nếu bạn kết hôn với công an thì bên đơn vị công tác của bên người bạn muốn kết hôn sẽ cử cán bộ thẩm tra lý lịch trong phạm vi ba đời bên kết hôn. Vấn đề thẩm định theo quy chế riêng của ngành, phụ thuộc vào kết quả thẩm tra lý lịch. Một số nội dung không được kết hôn với công an bao gồm:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
= > Vậy trường hợp của bạn, mặc dù ông nội bạn đã mất nhưng vẫn thuộc diện thẩm tra nên có thể bạn sẽ không đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành công an.
2. Ông ngoại đi lính ngụy cháu có được kết hôn với công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn kết hôn với người làm công an nhưng trước năm 1975 ông ngoại tôi có đi lính Ngụy nhưng chỉ làm việc lặt vặt chứ không ra chiến trường, không gây ra tội ác gì, còn ông nội thì bị bắt đi lính Ngụy, cũng không gây tội ác gì với nhân dân và đã mất hơn 20 năm. Như vậy tôi có thể kết hôn với người làm trong ngành công an và có ảnh hưởng gì đến người ấy hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Kết hôn với người đang công tác trong ngành công an cần tuân thủ các điều kiện:
Thứ nhất, tuân thủ các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Điều kiện kết hôn tại Điều 8, theo đó 2 bạn muốn kết hôn với nhau phải đủ các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”(khoản 2 Điều 5).
Thứ hai, phải đáp ứng quy định về điều kiện kết hôn của ngành công an nhân dân:
Bạn trình bày về vấn đề là ông ngoại của bạn có đi lính Ngụy nhưng chỉ làm việc lặt vặt chứ không ra chiến trường, không gây ra tội ác gì, còn ông nội thì bị bắt đi lính Ngụy, cũng không gây tội ác gì với nhân dân và đã mất hơn 20 năm. Nếu bạn kết hôn với công an thì bên đơn vị công tác của bên người bạn muốn kết hôn sẽ cử cán bộ thẩm tra lý lịch trong phạm vi ba đời bên kết hôn. Vấn đề thẩm định theo quy chế riêng của ngành, phụ thuộc vào kết quả thẩm tra lý lịch. Một số nội dung không được kết hôn với công an bao gồm:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Vì vậy, đối với trường hợp của bạn, mặc dù ông nội và ông ngoại của bạn đã mất hơn 20 năm nhưng vẫn thuộc diện thẩm tra nên có thể bạn sẽ không đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành công an.
3. Ông nội đi lính ngụy cháu có được lấy công an phòng cháy chữa cháy không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn trai em là Công an Phòng cháy chữa cháy, theo em được biết thì khi lấy nhau, phải xét lý lịch 3 đời, bên ngoại em thì không có vấn đề gì, nhưng bên nội thì ông nội em khi xưa có bị bắt đi lính ngụy, và đã mất từ khi ba em chưa lấy vợ… Vậy có ảnh hưởng gì không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu bạn và bạn trai muốn tiến tới hôn nhân và bạn trai hoạt động trong khối ngành Công an thì cả 2 bạn phải tuân thủ những điều kiện cơ bản của Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn của công dân như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Bên cạnh đó, vì những lý do đặc thù của ngành, để 2 bạn có thể kết hôn, bạn và bạn trai cũng cần tuân thủ những điều kiện để kết hôn với người trong ngành Công an như sau:
Các trường hợp không được kết hôn với người thuộc ngành Công an:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
(Ngoài ra còn một số các quy định khác nhưng tùy thuộc vào địa phương cuả bạn.)
Như vậy, sau khi bạn trai bạn gửi đơn xin tìm hiểu gia đình cho cơ quan và Phòng tổ chức cán bộ để tiến hành thẩm tra lý lịch đối phương và các thành viên gia đình trong phạm vi 3 đời và tùy thuộc mức độ tình cảm của 2 bên trong quá trình thẩm tra (từ 3-6 thàng). Việc ông nội bạn bị bắt di linh Ngụy nhưng còn tùy vào kết quả của cơ quan điều tra về tính chất công việc của ông bạn khi bị bắt tham gia lính có gây ảnh hưởng tới nhân dân dất nước hay không thì sẽ ra quyết định 2 bạn có thể tới với nhau được hay không.
4. Ông đi lính nghĩa quân thì cháu có được kết hôn với công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Ông ngoại tôi ngày xưa bị bắt đi lính nghĩa quân, sau giải phóng bị bắt đi cải tạo 3 ngày. Tôi muốn hỏi hiện nay tôi có đủ điều kiện lấy chồng công an không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn là quyền của công dân khi đến độ tuổi nhất định
Việc kết hôn với người là chiến sĩ công an nhân dân thì ngoài việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn phải đáp ứng điều kiện của ngành công an theo quy định trong ngành công an.
Thứ nhất, điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“+ Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Việc kết hôn phải do 2 bên nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Hai bên đều phải không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo quy định của ngành công an nhân dân, ngoài những điều kiện trên, thì để có thể kết hôn với chiến sĩ công an nhân dân thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác, cụ thể là không thuộc vào trường hợp không được kết hôn với công an, gồm:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Căn cứ các quy định trên vào trường hơp của bạn, ông ngoại bạn đã từng đi lính nghĩa quân, sau đó bị đi cải tạo, như vậy có thể là căn cứ bạn không kết hôn được với người trong ngành công an. Để biết chính xác trường hợp này, bạn nên lên trực tiếp nơi cơ quan người yêu của bạn đang làm việc để hỏi rõ trường hợp này có được kết hôn hay không?
5. Ông nội bị bắt đi làm tay sai thì cháu có được kết hôn với công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư có thể cho em hỏi, hiện tại em với bạn em đang tính tới hôn nhân ạ .Nhưng trong thời chiến, ông nội em bị bắt làm tay sai ạ, ông chưa nợ máu , và cũng đã mất từ rất lâu rồi, ông chỉ bị bắt đi trông giữ kho thóc, và bị nổ mìn mất thôi ạ. Bên ngoại em thì rất tốt, bà ngoại có công với cách mạng, và có nhiều bằng khen. Vậy luật sư cho em hỏi, em với bạn em có thể kết hôn với nhau được không ạ. Bạn em hiện đang là phi công ạ. Em cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp còn chưa rõ ràng về vấn đề bạn trai của bạn đang là phi công cho hãng hàng không hay là sĩ quan quân đội vậy nên có những trường hợp như sau:
Nếu bạn trai bạn chuẩn bị kết hôn là phi công cho hãng hàng không bình thường, điều kiện kết hôn của hai bạn là những điều kiện chung được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Vậy hai bạn chỉ cần đáp ứng những điều kiện như trên là sẽ đảm bảo tiến hành việc kết hôn. Trong trường hợp bạn trai phi công của bạn đang là sĩ quan quân đội thì ngoài những điều kiện chung được nêu trên, bạn còn phải có những điều kiện bổ sung cụ thể theo tính chất đặc thù của ngành quốc phòng, an ninh như sau:
Căn cứ theo Quyết định nội bộ ngành của Bộ trưởng Bộ Công an, ngoài những điều kiện cơ bản nêu trên, để đáp ứng điều kiện kết hôn với chiến sĩ công an thì phải đáp ứng thêm các điều kiện khắt khe khác. Cụ thể như các trường hợp dưới đây thường sẽ không được kết hôn với công an:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Vậy trong trường hợp của bạn ông nội của bạn là người làm tay sai cho chế độ cũ, do vậy sẽ rất khó để đảm bảo điều kiện kết hôn khi tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời của bạn, tuy vậy trên thực tế có những trường hợp sau khi xem xét lý lịch và các tình tiết cụ thể, cán bộ thẩm tra có thể sẽ thẩm tra lý lịch hai đời thay vì ba đời tùy thuộc vào số lượng Đảng viên trong gia đình và những thành tích tốt mà gia đình đạt được.
6. Cha làm cho lính ngụy con có được kết hôn với công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ba em trước đây làm tại Sở Hành chính – Tài chính Quận gò vấp (chức danh: kế toán). Em nghe nói đó là cơ quan của Ngụy. Thế khi xét lý lịch Đảng và em kết hôn với Công an có được không? Cha em chỉ làm kế toán. Không tham gia chiến trường. Xin giải đáp giúp em với ạ!
Luật sư tư vấn:
Về việc kết hôn với Công an:
Hai điều kiện để kết hôn với Công an bao gồm:
– Thứ nhất là điều kiện kết hôn của công dân quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
“Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Các hành vi bị cầm quy định tại điểm a, b, c và d Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
– Thứ hai là quy chế ngành trong việc kết hôn với Công an:
Do đặc thù ngành về việc đảm bảo bí mật an ninh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công an quy định một số trường hợp sau sẽ không được kết hôn với người làm trong ngành Công an:
+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Bố bạn từng làm trong cơ quan của Ngụy nên có thể sẽ thuộc trường hợp bị cấm kết hôn với Công an. Tuy nhiên, điều kiện kết hôn với Công an không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật mà chỉ được nêu trong quy chế ngành Công an. Do đó, bạn cần trực tiếp đến tại đơn vị bạn trai bạn công tác để được tư vấn một cách chính xác nhất. Sau khi có đơn từ bạn trai bạn, qua quá trình xác minh lý lịch gia đình, phòng tổ chức cán bộ nơi bạn trai bạn công tác sẽ có câu trả lời cho hai bạn.
Về vấn đề Kết nạp Đảng:
Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua năm 2011 có quy định:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
Mục 3, Điểm 3.4, Hướng dẫn số 01-HD/TW nêu rõ:
“Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
Luật sư tư vấn điều kiện kết hôn với công an:1900.6568
Theo quy định của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng,về quan hệ gia đình đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:
Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
+ Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
+ Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.
Văn bản pháp luật hiện hành không quy định rõ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như lý lịch gia đình và bản thân để được kết nạp vào Đảng như thế nào. Vì lí do bí mật an ninh quốc gia nên các quy định cụ thể nằm trong các văn bản lưu hành nội bộ, không được công khai nên để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, bạn nên đến trực tiếp tại cơ quan bạn công tác để nhận được câu trả lời chính xác hơn.